Một trong những giải pháp mang tính đột phá,ếpnhậnhồsơvàtrảkếtquảhoànthuếGTGTSẽđượcthựchiệnquamạbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia ả-rập xê-út đó là triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Ứng dụng công nghệ thông tin cấp độ 4
Tại hội nghị triển khai Nghị quyết 19 năm 2015 của Chính phủ do Tổng cục Thuế tổ chức - Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, để tiếp tục giảm thời gian nộp thuế trong năm 2015, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, Bộ Tài chính đã yêu cầu cơ quan thuế phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT ở cấp độ 4, nghĩa là việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT và trả kết quả sẽ được thực hiện qua mạng internet.
Lộ trình mà Bộ Tài chính đưa ra, đó là đến trước 30/9/2015, tỷ lệ tờ khai và số tiền hoàn thuế qua mạng phải đạt tối thiểu 60%; đến trước 30/9/2016, tỷ lệ khai thuế qua mạng phải đạt tối thiểu 95%.
Giải quyết hồ sơ qua mạng internet sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Ảnh: NM. |
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, hiện Tổng cục Thuế đang nỗ lực hiện đại hóa công tác quản lý gắn với cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể là xây dựng các ứng dụng CNTT phục vụ người nộp thuế (NNT) tra cứu thông tin về tiến độ giải quyết hồ sơ hoàn thuế của cơ quan thuế trên trang thông tin ngành Thuế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế, chú trọng định hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho NNT trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế.
Cùng với việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT qua mạng, Tổng cục Thuế cũng đang xây dựng cơ sở dữ liệu về hoàn thuế GTGT. Để làm được điều này, Tổng cục Thuế sẽ phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác, theo đó cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan sẽ trao đổi các tài liệu liên quan đến NNT mà hai bên đã có, tránh việc phải yêu cầu NNT cung cấp.
Nói về việc đưa ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế, ông Phạm Quang Toàn - Cục trưởng Cục CNTT (Tổng cục Thuế) cho biết, hiện Cục CNTT đang hoàn thiện các ứng dụng đã triển khai của ngành nhằm phục vụ tốt công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế; tiếp tục hoàn thiện ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) để hỗ trợ cán bộ thuế thực hiện các bước theo quy trình hoàn thuế và kết xuất ra được các loại báo cáo nhằm giảm bớt việc thực hiện báo cáo thủ công như hiện nay.
100% hồ sơ hoàn thuế sẽ được thanh tra, kiểm tra
Chủ động nguồn kinh phí hoàn thuế GTGT
Tổng cục Thuế đang nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư 150 về quản lý quỹ hoàn thuế GTGT theo hướng đảm bảo kinh phí để hoàn thuế kịp thời cho doanh nghiệp ngay khi có quyết định hoàn thuế. Bên cạnh đó là nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc dự báo tình hình thực hiện hoàn thuế GTGT, đảm bảo sát với thực tế phát sinh để chủ động nguồn kinh phí hoàn thuế GTGT.
Việc đưa ứng dụng CNTT vào công tác hoàn thuế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NNT không mất thời gian đi lại, có thể khai báo hồ sơ hoàn thuế mọi lúc, mọi nơi, vì thế sẽ tiết kiệm được chi phí, có nguồn vốn để tái đầu tư mở rộng…
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi các thủ tục thông thoáng như vậy sẽ dễ dẫn đến việc gian lận trong hoàn thuế. Để xử lý vấn đề này, Tổng cục thuế cho biết sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế.
Theo đó, trên cơ sở quản lý rủi ro sau hoàn thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra sau hoàn tối thiểu 30% hồ sơ đã hoàn phát sinh ngay trong năm đối với các hồ sơ được đánh giá có rủi ro và tối thiểu 40% hồ sơ đã hoàn của năm trước đó, đảm bảo 100% hồ sơ hoàn được thanh tra, kiểm tra trong thời hạn quy định và trước khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, chuyển đổi hoạt động; kết hợp thanh tra, kiểm tra với việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế mới phát sinh nhằm tránh phiền hà đối với NNT và tăng cường công tác kiểm tra sau hoàn.
Không chỉ thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp được hoàn thuế, mà việc thanh tra, kiểm tra còn được thực hiện ngay trong nội bộ cơ quan thuế, tập trung ở những đơn vị phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại. Theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ cán bộ công chức thuế trong quá trình giải quyết hoàn thuế, chú trọng vào những khâu dễ xảy ra vi phạm nhằm kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Nhà nước.
Ngoài sử dụng phương pháp quản lý rủi ro, việc xây dựng dự toán hoàn thuế GTGT một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời cũng góp phần kiểm soát tốt công tác hoàn thuế. Đối với NNT có dự án đầu tư lớn, có số tiền đề nghị hoàn thuế lớn, cần phải có sự phối hợp với NNT để xây dựng kế hoạch hoàn thuế, đảm bảo dự toán hoàn thuế cho NNT.
Ngoài ra, việc kết nối trao đổi thông tin với các cơ quan có liên quan như: Sở Tài chính về tình hình thanh toán vốn NSNN đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN; Sở Kế hoạch - Đầu tư về giấy phép đầu tư được cấp, sửa đổi bổ sung, vốn đầu tư đăng ký, vốn đầu tư thực hiện; cơ quan Hải quan về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn; Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để thu thập thông tin về tình hình sảnh xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, tình hình thực hiện các dự án đầu tư… Những thông tin này sẽ rất hữu ích để kiểm soát tốt việc hoàn thuế GTGT cho NNT./.
Nhật Minh