【thứ hạng của karlsruher sc】Thận trọng với mục tiêu tăng trưởng cao những năm tới
作者:La liga 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 14:54:31 评论数:
Thay đổi việc đánh giá chung chung,ậntrọngvớimụctiêutăngtrưởngcaonhữngnămtớthứ hạng của karlsruher sc né tránh nêu rõ trách nhiệm
Theo đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên), năm 2020, Chính phủ đã ghi được rất nhiều điểm tốt trong lòng người dân cả nước. Đó là điểm tốt về sự nỗ lực, quyết liệt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành hoạt động; điểm tốt trong sự đồng hành, chia sẻ cứu trợ người dân trong hoạt động thiên tai. Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ đã lan tỏa tinh thần mạnh mẽ, khơi dậy sức dân, sức mạnh nội tại, khả năng chống chịu, đồng sức đồng lòng trước những tác động tiêu cực. "Thành quả lớn nhất mà Chính phủ đã đạt được là niềm tin của người dân", đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nhận định.
Bên cạnh điểm sáng đó, đại biểu tỉnh Phú Yên cũng chia sẻ: "Rất mong Chính phủ cần thay đổi thói quen trong các báo cáo hàng năm mà nếu không nhận ra thì rất có thể sẽ tạo thành căn bệnh đùn đẩy, né tránh trong việc làm rõ, xử lý trách nhiệm". Đó là việc đánh giá chung chung những tồn tại, hạn chế mà không đặt tên, gắn địa chỉ cụ thể vào từng nội dung còn yếu kém. Chính phủ nói "một số địa phương, cơ quan, đơn vị". Chính phủ nêu "có lúc, có nơi". Chính phủ nhìn nhận "vẫn còn tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm"… "Chắc chắn không phải một số mà phần lớn các bộ ngành, địa phương sẽ nhẹ nhàng nghĩ, Chính phủ nói ai thôi, không phải nói mình đâu", đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nói.
Đại biểu cho rằng: "Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc làm rõ, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong từng nội dung lĩnh vực, việc thiếu trách nhiệm để xảy ra sai sót gây tốn kém nguồn lực thì càng cần phải được quan tâm và xử lý với tinh thần thẳng thắn và quyết liệt gấp đôi, gấp ba".
Mục tiêu GDP/người đạt 3.700 USD năm tới là quá cao
Phát biểu về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề nghị báo cáo nêu rõ sự thay đổi của các loại chỉ tiêu trong báo cáo của Chính phủ.
Đồng thời, đại biểu cho rằng chỉ tiêu tăng trưởng GDP dự kiến 6% năm tới là cao vì tình hình dịch bệnh khó lường, thiên tai biến đổi khí hậu đang xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại nặng nề ở hầu hết các địa phương. Chỉ tiêu về quy mô GDP bình quân đầu người dự kiến đạt khoảng 3.700 USD cũng là quá cao vì năm 2020 bình quân mới đạt 2.750 USD. "Đề nghị xem lại tính khả thi của các chỉ tiêu này", đại biểu nói.
Trong khi đó, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khoảng 4,8%, thấp hơn so với năm 2019 và năm 2020. Chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng không tăng bằng số liệu năm 2020.
Cũng băn khoăn về chỉ tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2021 và giai đoạn tới, đại biểu Nguyễn Thị Yến nêu lại dự đoán việc đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục tác động tiêu cực trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Kinh tế và thương mại thế giới suy giảm, diễn biến khó lường. Bên cạnh đó, thiên tai, bão lũ như vừa qua ở một số tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến kinh tế nước ta. Vì vậy, đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần có các kịch bản, những phương án, giải pháp cụ thể để giảm thiểu thiệt hại từ đại dịch Covid-19 trong điều kiện bình thường mới.
Đề nghị giãn thời hạn giảm cấp phó ở các đơn vị mới sắp xếp
Quan tâm đến việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, đại biểu Hồ Thị Vân (Quảng Ngãi) nêu số liệu từ báo cáo của Chính phủ cho biết, đến nay cả nước đã sắp xếp 18 đơn vị hành chính cấp huyện, 1.027 đơn vị hành chính cấp xã và giảm 6 đơn vị hành chính cấp huyện, 546 đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, dự kiến giảm chi lương, phụ cấp và chi hoạt động trong 5 năm tới khoảng 1.431 tỷ đồng.
Đánh giá đây là một sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng thuận và đầy trách nhiệm của những người chịu tác động trực tiếp của chủ trương này, đại biểu đề nghị bên cạnh việc đánh giá về số lượng đơn vị hành chính đã được sắp xếp, số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách đã được tinh giản, cũng cần kịp thời đề cập và đánh giá thêm những thuận lợi, khó khăn liên quan đến đời sống người dân ở các đơn vị hành chính mới được sắp xếp, sáp nhập, để từ đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Trong đó, đại biểu đề cập đến vấn đề cụ thể là bố trí, sắp xếp, giải quyết số cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đại biểu, các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính chưa được đề cập một cách đầy đủ toàn diện trong các quy định hiện hành. Vì vậy, khi giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ dôi dư theo tinh thần của Nghị định 108, Nghị định 113 của Chính phủ về tinh giản biên chế thì ít nhiều đều có phát sinh một số điểm vướng mắc chưa thực sự phù hợp, gây khó khăn cho các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện. Hơn nữa trên thực tế, việc sắp xếp giảm số lượng cấp phó, giảm số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư là vô cùng khó khăn.
Do vậy, đại biểu đề nghị đối với các đơn vị hành chính mới sắp xếp, sáp nhập, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần xem xét cho giãn tiến độ, thời gian thực hiện việc bố trí giảm số lượng cấp phó, giảm cán bộ, công chức viên chức và giãn lộ trình thực hiện Nghị định 34 của Chính phủ trong thời gian là 60 tháng theo đúng tinh thần Nghị quyết 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bởi theo đại biểu, việc phải phấn đấu hoàn thành trong năm 2022 là rất khó thực hiện.
Dương An