Trả lời báo chí trong phiên họp báo Chính phủ chiều nay 1/4 về quy trình đăng ký tổ chức sự kiện thể thao lớn,ìsaoChínhphủchưaquyếtlàlịch đá bayern Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, quy trình này có nhiều bước.
Bước 1 là Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cùng các địa phương lập hồ sơ, trình các cấp...sau đó gửi tới Ủy ban Olympic châu Á.
Bước 2 là sau khi Ủy ban này đồng ý cho Việt Nam đăng cai, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mới bắt tay ráo riết báo cáo Chỉnh phủ về vấn đề này.
Bước tiếp theo là Chỉnh phủ sẽ lắng nghe ý kiến nhân dân, phương án tổ chức của các Bộ, ngành, địa phương liên quan...để quyết định có tổ chức ASIAD 18 hay không.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, tuần sau, Thủ tướng sẽ quyết định việc này.
Trước đó, trong buổi Chính phủ họp thường kỳ tháng 3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ông Hoàng Tuấn Anh trong tuần tới phải báo cáo phương án cụ thể kế hoạch tổ chức đại hội thể thao Châu Á.
“Cái này chưa báo cáo tôi, tôi cũng chưa nói gì cả. Bây giờ phải báo cáo cụ thể xem phương án, kế hoạch thế nào. Chi cái nào được hay không được thì Thủ tướng có ý kiến đã. Tôi đề nghị các đồng chí sau này làm cho chặt chẽ; đừng để bà con mình không đủ thông tin nói Chính phủ làm sao mà hời hợt thế. Thưa các đồng chí là không hời hợt đâu”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ trương các nước muốn Việt Nam tổ chức Đại hội thể thao châu Á 2019. Về chủ trương là đồng ý nhưng phải có kế hoạch, phương án khả thi, đảm bảo thì mới làm; còn không khả thi thì không làm.
“Tinh thần là như vậy, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh xem xét kỹ để tuần tới báo cáo lại”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại.
Từ tháng 11/2012, Hội đồng Olympic châu Á (OCA) công bố Việt Nam sẽ là chủ nhà của ASIAD 18, diễn ra vào năm 2019. Từ thời điểm được quyền đăng cai ASIAD 18 đến nay, có nhiều lo ngại về kinh phí tổ chức đại hội thể thao này. Dự kiến nước đăng cai bỏ ra 150 triệu USD để đầu tư cho công tác tổ chức.
Nguyễn Lâm