发布时间:2025-01-09 23:58:54 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Một nhà máy điện gió tại tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Đức Thanh |
Tổn thất nặng nề
Khi nhìn lại ngành điện gió tại Việt Nam trong năm 2021,ơhộinàochođiệngiódu đoán ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và mặt trời tỉnh Bình Thuận, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình cho rằng, điện gió Việt Nam cũng không tránh khỏi tổn thất nặng nề khi 1/3 số dự ánkhông thể về đích với tổng công suất 2.000 MW, tương đương vốn đầu tưtrên 3 tỷ USD đang không biết đi về đâu, giá bán ra sao, trả nợ thế nào.
Thực tế hiện nay, sau 2 tháng kể từ khi kết thúc chính sách mua điện theo Quyết định 39/2021/QĐ-TTg vào ngày 1/11/2021, việc gia hạn Cơ chế Giá giá cố định (FIT) cho điện gió đã được nói đến nhiều, nhưng chưa có phương án nào được chính thức chốt, khiến các nhà đầu tư chỉ biết chờ đợi.
Chia sẻ về thực trạng đầu tư vào điện gió thời gian qua, ông Thịnh cũng cho rằng, Việt Nam là điểm sáng của khu vực và thế giới về phát triển điện gió, với gần 4.000 MW đưa vào vận hành. Trong quá trình phát triển dự án điện gió, các công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất cùng các chuyên gia hàng đầu thế giới đã quy tụ về đây, bất chấp năm 2021 là giai đoạn đỉnh của dịch bệnh, gây muôn vàn khó khăn cho thi công điện gió.
Tuy nhiên, do phải chạy đua với thời hạn để được hưởng giá FIT, nên đã xảy ra các hệ lụy nhất định. “Những tai nạn trong vận chuyển, lắp đặt và cả vận hành, vốn hy hữu, nhưng đã xảy ra nhiều hơn. Những tranh chấp về đất đai, thổi giá đền bù, thậm chí có xô xát dẫn tới đổ máu đã diễn ra ở một số dự án. Điều này thật không tương xứng với nguồn điện sạch, thân thiện với môi trường và đang được khuyến khích đầu tư”, ông Thịnh nói.
Đáng buồn là, sau khi dự án về đích lại phải đối mặt với cắt giảm phát điện do dịch bệnh khiến kinh tếphát triển chậm lại, chứ không phải do quá tải đường dây. “Với hơn 20.000 MW năng lượng tái tạo, nếu cắt giảm bình quân 10%, thì mỗi năm, chúng ta mất hơn 10.000 tỷ đồng. Đây là con số rất đáng kể, coi như nhà đầu tư năng lượng tái tạo không thể có lời”, ông Thịnh nhận xét.
Vuột cơ hội thắng lớn cũng dẫn tới tình trạng chủ đầu tư một số dự án không kịp về đích tính chuyện khiếu kiện các nhà cung cấp turbine, hòng giảm bớt thiệt hại.
“Các nhà đầu tư cần bình tĩnh, không nên vội vàng lao vào các cuộc chiến khiếu kiện với nhà cung cấp turbine (OEM) vì khó giành được phần thắng”, ông Nguyễn Tiên Phong (CTCP Tập đoàn Thái Bình Dương) chia sẻ trên một diễn đàn năng lượng.
Theo phân tích này, từ khoảng tháng 4/2020 đến tháng 4/2021 đã có tình trạng đổ xô đi tìm mua thiết bị. Lúc đó, trừ số ít đã đàm phán hợp đồng sớm, còn lại đa số nhà đầu tư chạy ngược, chịu xuôi tìm các OEM để xin được chỗ cung cấp turbine. “Không phải ai cũng còn thời gian và tâm thế để đàm phán, đọc kỹ toàn bộ hợp đồng với các phụ lục lên tới vài trăm trang với nhiều quy định khắt khe. Cũng bởi sự đổ xô vào điện gió để kịp về đích cùng lúc, nên chuyện nhà đầu tư chỉ có 15-30 ngày để đọc và ký hợp đồng với kỳ vọng kịp đạt giá FIT là rất phổ biến. Thậm chí, nhà đầu tư này chần chừ, thì nhà đầu tư khác muốn thế chỗ, sẵn sàng ký hợp đồng cung cấp thiết bị mà chả cần đàm phán”, ông Phong chia sẻ và nhận định, với cách làm vậy, nhiều chủ đầu tư Việt Nam làm sao có cửa thắng.
“Có nhà đầu tư cho rằng, mình đã bỏ bao công sức, tiền của vào dự án, theo đạo lý kinh doanh chia sẻ, thì khi không kịp về đích, các OEM sẽ chia sẻ, giảm giá để hỗ trợ. Tuy nhiên, họ phải hiểu là tư duy của người bán hàng lại khác, nếu không đạt doanh thu, lợi nhuận, thì ban lãnh đạo có thể bị mất việc, nên khó có chuyện các OEM đến từ các nước giàu có sẽ cứu giúp dự án”, ông Phong nhận xét.
Cơ hội dài lâu
Chia sẻ thực tế khó khăn của các nhà đầu tư điện gió không kịp về đích trước tháng 11/2021, các chuyên gia cũng cho rằng, theo dự thảo cơ chế đàm phán trực tiếp giá bán điện cho các dự án điện gió, điện mặt trời đang được Bộ Công thương xây dựng, tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) được đưa ra là 12%. Trong lúc khó khăn, dịch bệnh như hiện nay, thì tỷ suất này được đánh giá là vẫn hấp dẫn so với các ngành du lịch, khách sạn, hàng không…
相关文章
随便看看