【kết quả trận oman】Ông “Việt lùn” ve chai quyết lo cho con học

时间:2025-01-11 00:45:43 来源:88Point

Báo Cà MauTừ thời còn là học sinh trung học phổ thông, ông Ba Việt (Phan Thanh Việt, khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) đã có biệt danh là “Việt lùn”. Chiều cao khiêm tốn, dáng người nhỏ nhắn nhưng ở ông có một ý chí kiên cường, luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn. Không chỉ thế, ông còn được mọi người biết đến vì nuôi con học đại học từ nghề ve chai.

Từ thời còn là học sinh trung học phổ thông, ông Ba Việt (Phan Thanh Việt, khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) đã có biệt danh là “Việt lùn”. Chiều cao khiêm tốn, dáng người nhỏ nhắn nhưng ở ông có một ý chí kiên cường, luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn. Không chỉ thế, ông còn được mọi người biết đến vì nuôi con học đại học từ nghề ve chai.

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ chờ đợi, khi mặt trời đã xế chiều, tôi mới có dịp gặp ông Ba Việt. Gương mặt mướt mồ hôi, vừa đẩy chiếc xe ba gác vào vựa vừa nở nụ cười thân thiện. Ông Ba Việt cho biết, hôm nay ông đạp xe cỡ 30 cây số, đi giáp các ấp của xã Trần Hợi, thu mua được khoảng 400 kg phế liệu. Xe chở nhiều đồ, chất cao nên không đạp về được mà phải đẩy về.

Ông Ba Việt sắp phế liệu xuống ghe để sáng sớm chở đi bán cho vựa.

Trước đây, khi mới lập gia đình, ông cùng vợ về xã Phú Hưng, huyện Cái Nước sinh sống. Không “tấc đất cắm dùi”, vợ chồng ông phải ở đậu trên miếng đất nhỏ của người dì. Hai đứa con gái lần lượt chào đời, đến tuổi ăn tuổi học, cuộc sống gia đình ngày càng túng quẫn. Gia đình nằm trong danh sách hộ nghèo nhiều năm liền ở địa phương.

Ðể lo cho cái ăn cái mặc của cả nhà, ngoài đi làm mướn, hằng ngày, ông Ba Việt còn chạy xuồng bán cà rem, bơm gaz hộp quẹt, còn vợ ông ở nhà chăn nuôi heo. Tằn tiện, ông sang được 2 công đất vườn và cất được căn nhà cặm, bằng gỗ, lợp lá thay cho cái chòi lụp xụp trước đây.

Năm 2008, ông Ba Việt trở về thị trấn Trần Văn Thời sinh sống trên nền đất cha mẹ ruột cho ở khóm 7 và mưu sinh bằng nghề ve chai cho đến tận bây giờ. Những ngày đầu, ông theo xuồng của đứa em “cột chèo” để học nghề. Chỉ sau vài chuyến là ông đã quen và tự đi thu mua một mình. Lúc đầu, ông đi thu mua phế liệu bằng chiếc xuồng cũ mua lại của người ta. Vài năm sau, ông sắm được chiếc xuồng composite mới, chiếc xe ba gác tự chế và mua lại chiếc ghe cũ để chở phế liệu bán cho vựa.

Tuỳ vào địa điểm thu mua phế liệu mà ông Ba Việt đi bằng xuồng hay bằng xe ba gác. Một ngày ông thu mua từ 200 kg phế liệu trở lên. Mỗi ký lời từ 500-1.000 đồng tuỳ loại. 4-5 ngày, ông gom phế liệu xuống ghe, chở ra vựa ve chai ở Nhà Phấn, huyện Cái Nước bán. Trung bình 1 tháng trừ chi phí xăng, dầu, gia đình ông kiếm được 7 triệu đồng.

Thu nhập là vậy, nhưng để kiếm được chừng ấy tiền, hằng ngày, ông Ba Việt phải đạp xe, chạy xuồng khắp nơi để tìm mua phế liệu. 5 giờ sáng đi đến tận xế chiều mới về. Bữa cơm trưa của ông là những quán ăn bình dân bên lề đường. “Ði xuồng còn đỡ, chớ đi bằng xe ba gác, bữa nào thu mua được nhiều phế liệu, phải đẩy về. Về đến nhà, nhức mình dữ lắm”, ông Ba Việt bộc bạch.

Những tháng ngày lao động cực nhọc, ngồi đập từng vỏ lon bia, đôi bàn tay của ông cũng trở nên chai sạm. Cực khổ là vậy, ông Ba Việt còn phải chấp nhận những nỗi buồn trong nghề. Ông Ba Việt trần tình: “Có nhiều khi đi thu mua phế liệu ở nơi lạ, một số bà con nói những câu làm mình thấy buồn, mặc cảm lắm. Chẳng hạn như nói "ôi cái thứ mua ve chai" hay sợ mình ăn cắp đồ. Nhưng để kiếm sống phải chịu thôi, chỉ cần mình sống trong sạch, đàng hoàng là được rồi”.

Mưu sinh bằng nghề ve chai đã được 7 năm, giờ đây cuộc sống gia đình ông Ba Việt tuy không khá, giàu gì nhưng đã ổn định, không còn nghèo khó như trước. Ðứa con gái lớn của ông, em Phan Mộng Cầm, phải dở dang việc học vì cái nghèo, giờ cũng đã lập gia đình, còn đứa con gái út, em Phan Mộng Thuỳ đang học năm thứ nhất, ngành Quản lý đất đai, Trường Ðại học Tây Ðô.

Ông Ba Việt bộc bạch: “Ngày xưa, tôi học tới lớp 11 phổ thông, rồi học tiếp lớp 12 hệ bổ túc nhưng không có điều kiện học lên nữa. Giờ, gắng lo cho đứa con gái út học thành tài, sau này có nghề nghiệp đàng hoàng. Cũng mừng, nó mê học lắm, thành tích học tập cũng tốt, 12 năm phổ thông đều là học sinh tiên tiến”.

Số người mưu sinh bằng nghề ve chai ngày càng nhiều, việc làm ăn của ông Ba Việt cũng gặp nhiều khó khăn. Ðể gom được nhiều phế liệu, ông phải đi xa hơn. Nhìn những tấm giấy khen được dán kỹ lưỡng trên vách nhà, ông Ba Việt khẽ cười: “Khó khăn cỡ nào, cả nhà tôi cũng sẽ gắng vượt qua, nhất quyết phải nuôi con Thuỳ ra trường, cầm cái bằng đại học, có nghề nghiệp như người ta, không phải lao động cực nhọc như cha nó”./.

Bài và ảnh: Ngọc Minh

推荐内容