【lịch sử đối đầu giữa】Nên tăng quyền, trách nhiệm trong bố trí kế hoạch vốn đầu tư công

  发布时间:2025-01-25 16:51:18   作者:玩站小弟   我要评论
Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao.Để đẩy nhanh tốc độ giả lịch sử đối đầu giữa。

Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao.

Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao.

Để đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước,êntăngquyềntráchnhiệmtrongbốtríkếhoạchvốnđầutưcôlịch sử đối đầu giữa cần trao quyền, trách nhiệm cao hơn đối với các chủ đầu tư; đồng thời các bộ, ngành, địa phương khi xem xét kế hoạch, cũng như chịu trách nhiệm trong việc bố trí kế hoạch vốn phù hợp với nhu cầu và khả năng giải ngân.

PV: Xin ông cho biết tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tính đến thời điểm hiện nay?

- Ông Triệu Thọ Hân: Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc phân bổ kế hoạch vốn năm 2018. Ước thanh toán 6 tháng đầu năm 2018 được hơn 130.013 tỷ đồng, đạt hơn 32,5% kế hoạch vốn Quốc hội giao (cùng kỳ năm 2017 đạt 25,59%) và đạt 33,85% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2017 là 29,6%). Riêng vốn trong nước giải ngân 119.527 tỷ đồng, đạt 35,2% kế hoạch vốn Quốc hội giao (cao hơn khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2017, với tỷ lệ giải ngân là 25,3%).

Có 8 bộ, ngành trung ương và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 50% kế hoạch; đặc biệt, có 1 bộ, ngành và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 60% kế hoạch: Ngân hàng Chính sách xã hội (79,55%), tỉnh Quảng Ninh (82,79%), Hải Dương (69,77%), Nam Định (68,96%).

Tình hình giải ngân chung cả nước đạt hơn 32,5%, đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2017, nhưng theo đánh giá của chúng tôi như vậy vẫn còn chậm.

PV: Hiện nay, có những bộ ngành, địa phương nào chậm giải ngân vốn đầu tư công? Ông có thể cho biết một số dự án cụ thể?

Ông Triệu Thọ Hân
Ông Triệu Thọ Hân

- Ông Triệu Thọ Hân: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, 35/56 bộ, ngành trung ương và 6/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch năm 2018 thấp hơn 25% (mức bình quân chung của cả nước là 33,85%), đặc biệt trong đó còn 15 bộ, ngành trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10%.

Cá biệt, có một số dự án vốn trong nước chưa giải ngân, đó là: Dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai; dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức của Bộ Y tế. Về vốn trái phiếu chính phủ có Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Bắc thành phố Hà Tĩnh; dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh tuyến Bến Thành - Tham Lương của Bộ Giao thông vận tải.

PV: Như ông vừa nói, tiến độ giải ngân của Bộ Y tế rất chậm, tại sao lại có hiện tượng chậm như vậy?

- Ông Triệu Thọ Hân: Đúng vậy, một số dự án của Bộ Y tế trong năm 2018 có dự án chưa giải ngân được đồng vốn nào. Bộ Y tế có một số dự án bệnh viện đã được bố trí vốn và triển khai thời gian lâu, đã bị chậm tiến độ của cả dự án chứ không chỉ tiến độ giải ngân của năm. Bộ Y tế đã báo cáo nguyên nhân, đó là các dự án PVC, vừa thiết kế vừa thi công, khâu phê duyệt các công đoạn và dự toán bị chậm, không đáp ứng yêu cầu tiến độ đặt ra, ảnh hưởng tới kế hoạch giải ngân.

PV: Còn nguyên nhân chung của việc chậm trễ giải ngân là gì, thưa ông?

- Ông Triệu Thọ Hân: Có nhiều bộ, ngành tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung, tập trung vào các bộ, ngành có nguồn vốn nhiều như Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải.

Nguyên nhân thì có nhiều. Tuy nhiên theo đánh giá của chúng tôi, ngoài các yếu tố thông thường như mùa vụ của các dự án, thủ tục phát sinh trong quá trình đầu tư... thì nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là xây dựng kế hoạch vốn cho dự án phải phù hợp với khả năng giải ngân cũng như nhu cầu giải ngân các dự án đó. Lập kế hoạch càng sát thì khả năng thực hiện tiến độ giải ngân càng tốt.

Ngoài ra, tôi cho rằng, cần trao quyền, trách nhiệm lớn hơn cho các chủ đầu tư cũng như các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan khi xem xét kế hoạch, chịu trách nhiệm trong việc bố trí kế hoạch phù hợp với nhu cầu và khả năng giải ngân. Đồng thời, cơ quan thẩm quyền chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân kế hoạch vốn năm 2018 của các dự án không có nhu cầu và khả năng giải ngân để chủ động điều chuyển hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền điều chuyển vốn sang dự án khác thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn có nhu cầu, có tiến độ giải ngân tốt, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

PV: Bộ Tài chính có biện pháp gì để “thúc” tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thưa ông?

- Ông Triệu Thọ Hân: Giải ngân chỉ là công đoạn cuối của quá trình thực hiện dự án, nên các quy định pháp luật có liên quan tác động đến cả dự án đầu tư đều phải xem xét và điều chỉnh. Thời gian qua, Văn phòng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đôn đốc, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, từ Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu.

Bộ Tài chính cũng đã rà soát các quy định pháp luật liên quan đến thanh toán vốn đầu tư. Bộ đã chủ động điều chỉnh, sửa đổi các nội dung nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thanh toán vốn đầu tư công. Bộ cũng đã sửa đổi thông tư liên quan đến vấn đề này. Theo đó, ngoài việc thời hạn xem xét khi Kho bạc Nhà nước kiểm tra hồ sơ rút ngắn từ 7 ngày xuống còn 4 ngày; thực hiện kiểm soát thanh toán ở Kho bạc Nhà nước theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Chỉ có như vậy mới đảm bảo tối đa thuận lợi cho các chủ đầu tư khi thanh toán và vẫn đảm bảo kiểm soát được thanh toán vốn theo quy định.

PV: Xin cảm ơn ông!

Minh Anh (thực hiện)

相关文章

最新评论