Năm 2012 là năm thứ tư Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai thành công Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) trên cơ sở nền tảng và các kết quả hoạt động liên tục trong suốt 13 năm (từ 1996 đến 2008) của Giải thưởng Chất lượng Việt Nam.
GTCLQG của Việt Nam được thiết lập từ năm 2009 trên cơ sở chấp nhận mô hình và 7 tiêu chí của Giải thưởng Malcolm Baldrige (MBA) - Giải thưởng Chất lượng Quốc gia của Hoa Kỳ,ọpbáocôngbốDNđạtgiảithưởngChấtlượngQuốkpbđ đã được nhiều nước trên thế giới coi là mô hình chuẩn để nghiên cứu, học tập và xây dựng thành giải thưởng chất lượng quốc gia của mình. GTCLQG Việt Nam cũng nằm trong hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) do Tổ chức Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (APQO) thiết lập.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Vũ Văn Diện chủ trì buổi họp báo. |
Các doanh nghiệp tham gia được đánh giá theo 7 tiêu chí của GTCLQG đối với từng loại hình DN và theo phương pháp chuyên gia đánh giá cho điểm. Tổng số điểm tối đa của 7 tiêu chí là 1000 điểm. DN được xét tặng GTCLQG phải có số điểm từ 600 điểm trở lên. DN được xét Giải Vàng Chất lượng Việt Nam phải có số điểm từ 800 điểm trở lên.
Giải Vàng Chất lượng Quốc gia được xét tặng cho các DN xuất sắc nhất theo tuyển chọn của Hội đồng Quốc gia trong số các DN đạt GTCLQG. Giải Vàng Chất lượng Quốc gia có số lượng tối đa là 20 giải cho cả 4 loại hình doanh nghiệp.
Việc đánh giá và tuyển chọn GTCLQG được tiến hành theo 2 cấp: Cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Hội đồng sơ tuyển) và cấp quốc gia (Hội đồng quốc gia). Hội đồng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập theo đề nghị của Tổng cục TCĐLCL.
Số lượng thành viên Hội đồng quốc gia từ 11 đến 17 thành viên là đại diện của các Bộ, ngành, cơ quan và tổ chức có liên quan. Hội đồng sơ tuyển do Tổng cục TCĐLCL quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội đồng sơ tuyển có từ 7 đến 11 thành viên là đại diện các Sở, Ban, ngành và các tổ chức có liên quan tại địa phương.
Hội đồng quốc gia quyết định danh sách các Doanh nghiệp đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ trao tặng GTCLQG, DN xuất sắc nhất của mỗi loại hình DN để trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Dựa trên kết quả đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia cho 17 doanh nghiệp và Giải Bạc Chất lượng Quốc gia 50 doanh nghiệp. Theo quyết định của Thủ tướng, năm 2012 Giải Vàng Chất lượng Quốc gia được trao cho 17 doanh nghiệp, gồm Công ty cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí; Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam; Công ty cổ phần Chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau; Công ty cổ phần Thiết bị điện - THIBIDI; Công ty cổ phần TRAPHACO; Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam và nhiều doanh nghiệp khác.
Trong số 50 doanh nghiệp nhận Giải Bạc Chất lượng quốc gia có 17 doanh nghiệp sản xuất lớn, 21 doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, 3 doanh nghiệp dịch vụ lớn, 9 doanh nghiệp dịch vụ nhỏ và vừa.
Cũng trong năm 2012, đã có 03 DN Việt Nam được Tổ chức Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (giải thưởng quốc tế GPEA), bao gồm: Công ty TNHH Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (TP.Hải Phòng); Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An (Tỉnh Nghệ An).
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là một hình thức tôn vinh, khen thưởng hằng năm ở cấp quốc gia của Thủ tướng Chính phủ cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; nâng cao vị thế các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh và hội nhập trên thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng văn hóa, phong trào năng suất, chất lượng trong tổ chức, doanh nghiệp nhằm đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, xã hội của đất nước…
Duy Anh