【bảng xếp hạng giải vô địch phần lan】Áp lực tăng viện phí
Bệnh nhân đang điều trị bằng Đông y tại Bệnh viện Đa khoa Chân Mây |
Nỗi lo của người bệnh
Đang điều trị tại Khoa Ung Bướu,Áplựctăngviệnphíbảng xếp hạng giải vô địch phần lan Bệnh viện Y Dược Huế hơn hai tháng nay, chị Mai Thị Thanh, thôn Thủy Yên Hạ, Lộc Thủy (Phú Lộc) khá lo khi nghe thông tin sắp đến viện phí tăng. Chị nghẹn ngào: “Tôi bị ung thư tủy, đang nằm xạ trị. Tham gia BHYT theo diện cùng chi trả 20% viện phí, tháng nào tôi cũng chi trả hơn 2 triệu đồng viện phí, chưa kể tiền thuốc mua ngoài, như: Thuốc trợ tim, huyết áp, đạm để hỗ trợ sức khoẻ...Tổng cộng chi phí thuốc men, viện phí đến nay đã mất hơn 50 triệu đồng; trong khi đó, hoàn cảnh gia đình gặp khó, ba con còn nhỏ đang sống dựa vào mảnh vườn khô cằn bên triền núi. Nay tăng viện phí, tôi xoay xở thế nào?”.
Chị Trần Thị Hà, xã Quảng Tiến, Ba Đồn, Quảng Bình đang từng ngày héo mòn nuôi người chồng-anh Hoàng Minh Châu, bị bệnh hiếm (nấm mọc trong não) gần 4 tháng nay ở Bệnh viện Trung ương Huế, Chị Hà nói: “Khổ quá, gia đình đã vơ vét hết của cải và vay mượn thêm lo cho anh Châu hết gần 400 triệu đồng rồi. Sắp đến tăng viện phí, nghĩa là số tiền cùng chi trả hàng tháng sẽ nhiều hơn, không biết tôi còn cậy nhờ vào ai nữa!”.
Theo bác sĩ Hoàng Văn Thám, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Chân Mây, khi tăng viện phí, các bệnh nhân mạn tính; đặc biệt là bệnh nhân điều trị ung thư, chạy thận là lo hơn, vì số tiền cùng chi trả của họ rất lớn. Có những trường hợp cùng chi trả viện phí lên tới 20-30 triệu đồng/tháng. Dù chưa đến thời điểm tăng viện phí, nhưng qua thăm dò của bác sĩ Thám, nhiều bệnh nhân già, bệnh mạn tính đang điều trị Đông y tại BV Chân Mây đều rất lo lắng; bởi tính toán việc chi phí điều trị dài ngày, số tiền chi trả cùng BHYT là không nhỏ.
Chị Mai Thị Thanh (nằm giường đơn) đang lo thời gian đến tăng viện phí |
Áp lực cho cơ sơ y tế
Theo thông báo của Bộ Y tế, dự kiến thông tư tăng giá viện phí sẽ ban hành vào tháng 11/2015 và thực hiện theo lộ trình: Trong năm 2015, thông tư có hiệu lực sẽ thực hiện mức giá gồm cả chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù. Năm 2016, mức giá sẽ bao gồm cả tiền lương của cán bộ, nhân viên y tế. Để thực hiện lộ trình, trong năm 2015, mức giá viện phí mới chỉ áp dụng đối với người có thẻ BHYT. Năm 2016, liên Bộ sẽ xem xét, hướng dẫn việc thực hiện đối với người không có thẻ BHYT. Đến năm 2018, viện phí sẽ tính thêm chi phí quản lý và năm 2020 tính theo giá thị trường. Nghĩa là tính đúng, tính đủ 7 yếu tố cấu thành giá viện phí (thuốc, dịch truyền, máu, vật tư tiêu hao; chi phí điện nước, thông tin liên lạc, xử lý chất thải; chi phí duy tu, bảo dưỡng; tiền lương cán bộ nhân viên; khấu hao trang thiết bị y tế trực tiếp; khấu hao sửa chữa lớn cơ sở hạ tầng; chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học). Như vậy giá viện phí từ nay đến năm 2020 sẽ tăng dần và ngân sách Nhà nước chi cho các cơ sở KCB công lập sẽ cắt giảm dần, tiến tới các bệnh viện phải tự chủ hoàn toàn về tài chính.
Bác sĩ CKII Hoàng Văn Thám, cho rằng: “Tính đúng, tính đủ viện phí là chủ trương đúng để các bệnh viện bắt buộc phải nỗ lực nâng cao dịch vụ, chất lượng y tế, thu hút bệnh nhân đến với cơ sở mình. Như vậy, các bệnh viện mới tạo nguồn kinh phí chi trả lương cho đội ngũ cán bộ y, bác sĩ. Điều này, ngay từ bây giờ, các bệnh viện phải chuẩn bị nguồn kinh phí không nhỏ để duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và chú trọng việc sắp xếp, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; triển khai các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao; đồng thời, chuẩn bị tâm lý, phương thức làm việc để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu KCB cho bệnh nhân”.
Với các bệnh viện tuyến huyện, không chỉ lo giá viện phí tăng, mà còn đối mặt với việc mở thông tuyến KCB tuyến huyện, tuyến xã trong cùng địa bàn tỉnh từ đầu năm 2016 (theo Luật BHYT). Điều này, bệnh nhân có BHYT được quyền lựa chọn bệnh viện tuyến huyện bất kỳ trên địa bàn để KCB. Do đó, đòi hỏi các bệnh viện tuyến huyện cạnh tranh để thu hút bệnh nhân. Bác sĩ CKII Lê Đình Thao, Giám đốc Bệnh viện thị xã Hương Trà nói: “Thời gian qua, chúng tôi chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ KCB tại đơn vị để hạn chế tình trạng bệnh nhân phải chuyển tuyến. Sắp đến, tăng giá viện phí và mở thông tuyến huyện về KCB BHYT đòi hỏi các bệnh viện phải chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, đổi mới, nâng cao chất lượng KCB cho người dân. Đây là áp lực khá lớn cho các bệnh viện tuyến huyện hiện nay”.
Thực hiện lộ trình tăng giá viện phí là cần thiết. Tuy nhiên, theo các cơ sở KCB trên địa bàn, lộ trình cắt giảm ngân sách Nhà nước cho các cơ sở KCB công lập nên đi sau một bước chứ không nên triển khai đồng thời. Như vậy, các cơ sở KCB mới có điều kiện tích luỹ để tái đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân-một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác an sinh xã hội hiện nay.