88Point88Point

【ket qua ita】Liên kết vùng cho sự phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung bộ

lien ket vung cho su phat trien kinh te khu vuc bac trung boPhát triển kinh tế tập thể: Tháo gỡ khó khăn,ênkếtvùngchosựpháttriểnkinhtếkhuvựcBắcTrungbộket qua ita tăng cường liên kết
lien ket vung cho su phat trien kinh te khu vuc bac trung boThủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
lien ket vung cho su phat trien kinh te khu vuc bac trung boDoanh nghiệp phải là trung tâm trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
lien ket vung cho su phat trien kinh te khu vuc bac trung bo
Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ". Ảnh: H.Dịu

Hiện nay, vùng kinh tế Bắc Trung bộ cũng đang đứng trước một cơ hội lớn – cơ hội phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững, với mô hình liên kết hình thành mạng lưới sản xuất công nghiệp và phân phối hàng hóa đồng bộ, hướng vào ngành có lợi thế cạnh tranh và đưa xuất khẩu, dịch vụ, du lịch trở thành mũi nhọn…

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, Chính phủ đã có Quyết định về quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung bộ, tuy nhiên nếu không có sự chung tay của các giới, trong đó vai trò nòng cốt của doanh nghiệp thì khó thành công. Hiện khu vực này vẫn là “vùng trũng” của kinh tế đất nước, mặc dù đã có những dự án về công nghiệp như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, dự án về nông nghiệp của TH True milk...

Đánh giá về kết quả phát triển kinh tế của khu vực miền Trung, bà Nguyễn Thị Hoàng Điệp, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, về cơ bản vùng miền Trung chưa đạt các mục tiêu, phương hướng đề ra trong Quyết định số 1114/QĐ-TTg, mặc dù cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ; thu ngân sách nhà nước của các địa phương trong vùng đều đạt và vượt dự toán các năm trong giai đoạn 2016-2018.

Kết cấu hạ tầng giai đoạn được quan tâm đầu tư một cách căn bản, cụ thể, vùng hiện có 9 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế; 14 nhóm cảng biển nước sâu, trong đó có 8 cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực và có 11/17 khu kinh tế ven biển của cả nước, đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa lớn của cả nước, là đầu mối giao lưu quốc tế cho các vùng và địa phương khác.

Đáng chú ý, bà Điệp cho biết, các khu công nghiệp, khu kinh tế trong vùng hoạt động hiệu quả, đặc biệt là khu công nghiệp, khu kinh tế của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bước đầu có sự phát triển lan tỏa sang các địa phương trong vùng và ngoài vùng.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hoàng Điệp, khâu đột phá của vùng còn chậm được triển khai và đã bộc lộ những tồn tại, yếu kém, ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng phát triển cho giai đoạn sau.

Cụ thể, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, chưa cao. Vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Mặc dù có nhiều công trình đã được huy động đầu tư từ ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng do xuất phát của nền kinh tế chưa hấp dẫn thu hút đầu tư nên vốn đầu tư xây dựng chưa đáp ứng đủ cho các mục tiêu phát triển đề ra.

Do đó, để phát triển tiểu vùng Bắc Trung Bộ, bà Điệp chỉ ra 4 trụ cột chính là: Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tập trung nâng cấp tuyến giao thông nội vùng, giao thông nông thôn để tăng cường liên kết nội vùng và liên vùng; Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển kết hợp với khai thác du lịch nhân văn - thế mạnh của vùng Bắc Trung bộ, hình thành và phát triển các cluster về du lịch; Đẩy mạnh phát triển các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, trong đó tập trung phát triển cảng biển nước sâu tại Khu kinh tế Vũng Áng và các dịch vụ logistics và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó phát triển ngư nghiệp, tập trung vào đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản...

Bên cạnh đó, bà Điệp cũng đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách đặc thù, mang tính đột phá với vùng Bắc Trung Bộ mới; cơ chế điều phối Vùng theo hướng phải có thực quyền, hiệu lực và hiệu quả.

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhắc tới câu châm ngôn “Muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”. Ông Nguyễn Dung khẳng định những thành công được tạo nên từ sự hợp tác, gắn kết và bổ trợ cho nhau cùng phát triển.

Khu vực Bắc Trung bộ hiện có gần 40.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm khoảng 5,5% số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước (cả nước hơn 730.000 doanh nghiệp).

Mặc dù số doanh nghiệp đang còn khiêm tốn so với cả nước nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực này khá đa dạng, phong phú và nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đồi núi, hồ thác, di sản văn hóa - lịch sử, cửa khẩu biên giới,… cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với nhiều ngành chủ lực như dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp hữu cơ,...

“Vậy làm thế nào để kết nối doanh nghiệp trong việc khai thác một cách bền vững, hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương?”, ông Dung đặt vấn đề.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, việc liên kết vùng và kinh tế vùng mới chỉ dừng lại ở Nghị quyết và chủ trương thôi, còn đi vào thực thi thì vô cùng tự phát, chưa có cơ chế hiệu quả. Vì thế, điều cần làm là phải tạo sự liên kết của các tỉnh trong vùng và Nhà nước phải là nơi định hướng cho việc quy hoạch liên kết vùng.

Từ những ý kiến này, TS. Vũ Tiến Lộc cũng đề xuất thành lập Hội đồng liên kết vùng. Theo đó, Hiệp hội các tỉnh, thành phố đã có liên kết với nhau và việc cần làm hiện nay là thành lập Hội đồng liên kết vùng. Hội đồng này sẽ định hướng chiến lược của hệ thống sinh thái vùng, hỗ trợ cho vùng phát triển mạnh mẽ.

赞(3)
未经允许不得转载:>88Point » 【ket qua ita】Liên kết vùng cho sự phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung bộ