【sapporo – kawasaki】Tài trợ chuỗi cung ứng
作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 15:00:34 评论数:
Khởi động dự án hỗ trợ kết nối doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng | |
IFC mở rộng nguồn vốn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ | |
Chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu |
Tại hội nghị,àitrợchuỗicungứsapporo – kawasaki các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về mở rộng thị trường tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Hiền |
Nhận định trên được đưa ra tại hội nghị thường niên lần thứ tư về tài trợ chuỗi cung ứng ở châu Á - Thái Bình Dương do IFC – một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp APEC (ABAC) và sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức ngày 11/11.
Hiện IFC đang hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi mở rộng các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể phát triển kinh doanh, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Theo IFC, kim ngạch ngoại thương của Việt Nam đã tăng lên trong những năm gần đây, với các hiệp định thương mại tự do đang mở ra cơ hội thị trường mới cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, việc thiếu vốn lưu động và các dịch vụ ngân hàng tài trợ giao dịch như tài trợ chuỗi cung ứng đã phần nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận các đơn đặt hàng lớn hoặc phát triển mối quan hệ mới với các đối tác trong chuỗi giá trị.
Khi không có giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng, các nhà cung cấp và phân phối khó có thể tối ưu hóa quản lý vốn lưu động bằng cách chuyển đổi các khoản phải thu và hàng tồn kho thành tiền mặt và tiếp cận tín dụng với chi phí thấp hơn. Do đó, theo thống kê của Hệ thống Quốc gia Đăng ký Giao dịch Đảm bảo, số lượng các đăng ký giao dịch đảm bảo bằng các khoản phải thu và hàng tồn kho chỉ chiếm khoảng 30% tổng số các đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam, thấp hơn đáng kể so với các thị trường phát triển hơn.
Phát biểu tại hội nghị, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc tham gia vào các chuỗi cung ứng và tài trợ chuỗi cung ứng không chỉ giúp các thành viên trong chuỗi cải thiện khả năng cạnh tranh, thu được lợi ích tối đa mà còn tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng kiểm soát được dòng tiền, làm cơ sở mở rộng tín dụng đối với khách hàng tham gia chuỗi cung ứng.
Theo bà Giang, thời gian qua, các ngân hàng thương mại cũng đã triển khai các chương trình tài trợ chuỗi cung ứng. Song hoạt động này còn gặp khó khăn do số liệu, hệ thống thông tin tài chính của doanh nghiệp thiếu minh bạch, năng lực quản trị doanh nghiệp còn hạn chế khi tham gia các chuỗi cung ứng, nhất là các chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp cũng chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên sâu về khách hàng và sàn giao dịch điện tử cho tài trợ chuỗi cung ứng.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Thịnh, CEO Công ty Tiến Thịnh cho biết, các doanh nghiệp nước ngoài được vay vốn với lãi suất rất thấp, nên việc trả chậm trong 3 – 6 tháng là bình thường. Còn các doanh nghiệp Việt Nam phải vay với lãi suất lên tới 10%/năm, nếu chờ 3 – 6 tháng sau khi bán hàng mới được thanh toán thì không thể cầm cự nổi. Thêm vào đó, lãi suất cao cũng làm gia tăng chi phí, giá thành sản phẩm. Do đó, vấn đề về vốn vẫn là bài toán khó của các doanh nghiệp Việt Nam.
Có mặt tại hội thảo, ông Jonas Grunder, Phó Giám đốc hợp tác quốc tế, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) cho biết, SECO đang hỗ trợ IFC triển khai một dự án tư vấn thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa Việt Nam thông qua cải thiện khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng ngành, năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng và nhận thức của các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng./.