Bước ngoặt mới cho nền kinh tế khu vực
"Với tư cách đồng chủ trì,ệpđịnhTPPđổitênmớivàđạtđượcsựđồngthuậtỉ số trận ý tôi vui mừng thông báo, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Kinh tế Nhật Toshimitsu Motegi trưa 11/11 ở Đà Nẵng.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, 11 nước còn lại đã đạt được sự đồng thuận về "những yếu tố cốt lõi" của hiệp định được sửa tên thành "Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (tên tiếng anh: Comprehensive and Progressive Trans Pacific Partnership – CPTPP).
Giải thích về tên gọi mới CPTPP, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Motegi cho hay, "Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều về nội dung hiệp định, không chỉ bao trùm thương mại mà còn về đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều bộ nguyên tắc khác nhau. Đây là hiệp định rất toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực, về bản chất là hiệp định cao hơn, tiến bộ hơn so với các hiệp định đã được ký kết trước đây", ông nói.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết hiệp định TPP được sửa tên thành "Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương |
Đây có thể coi là một bước ngoặt của hiệp định TPP cũng như thương mại tự do khu vực. TPP từ lâu vẫn được coi là hiệp định kiểu mới, chất lượng cao mà việc thực hiện hiệp định có thể định hướng nhiều quá trình tự do hoá kinh tế sau này. “Châu Á-Thái Bình Dương là trung tâm lớn, chúng ta muốn thiết lập một luật chơi cho khu vực với các cam kết mạnh mẽ, thống nhất của các nước sẽ đạt được kết quả tốt đẹp”, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản khẳng định.
“Phải đạt được thỏa thuận tại Đà Nẵng”
Các bộ trưởng thống nhất giữ nguyên những nội dung TPP cũ nhưng cho phép các nước tạm hoãn một số nội dung để “bảo đảm lợi ích chung, tính đến trình độ của từng nước. “Dù rất khó khăn, chúng tôi đều xác định là sẽ phải đạt được thoả thuận ở Đà Nẵng”, ông Motegi nói. “Chúng tôi vẫn cố phải cân bằng duy trì chất lượng cao trong khi phải thực tế để các nước thành viên có thể thực hiện”.
Các bộ trưởng nhất trí rằng, Hiệp định CPTPP phải duy trì được tiêu chuẩn cao, có sự cân bằng tổng thể và bảo đảm tính toàn vẹn của Hiệp định TPP trong khi vẫn phải đảm bảo lợi ích về thương mại và các lợi ích khác của tất cả các nước tham gia. Ngoài ra, hiệp định này cũng cần phải đảm bảo quyền, sự linh hoạt của các nước tham gia trong việc xây dựng và điều hành chính sách của mình.
Các bộ trưởng cũng khẳng định mỗi nước đều có quyền bảo tồn, phát triển và thực thi các chính sách về văn hoá. Các bộ trưởng cho rằng, Hiệp định CPTPP cần phản ánh mong muốn của các nước trong việc thực thi kết quả của Hiệp định TPP giữa các bên.
Các bộ trưởng xác nhận rằng, văn kiện pháp lý của Hiệp định CPTPP cho phép các nước tham gia được hành động dứt khoát và kịp thời việc thúc đẩy các mục tiêu chung của mình. Các bộ trưởng cũng tái khẳng định rằng, Hiệp định CPTPP thể hiện cam kết vững chắc đối với việc mở cửa thị trường, đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Giới truyền thông trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm đến những thay đổi của TPP trong thời gian tới |
Liên quan đến điều 6 của Hiệp định CPTPP, các bộ trưởng chia sẽ quan điểm rằng, các nước có thể mở rộng việc rà soát tới cả những đề xuất sửa đổi Hiệp định để phản ánh tình trạng của Hiệp định. Thêm vào đó, các bộ trưởng quyết định rằng, tất cả các thư song phương được ký kết giữa 11 nước TPP về nguyên tắc sẽ tiếp tục được duy trì trừ khi các bên liên quan quyết định khác nhau.
TPP-11 là tên gọi của hiệp định giữa 11 thành viên còn lại của TPP sau khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức đã tuyên bố rút lui. Theo quy định TPP ban đầu, tỷ lệ GDP của các nước triển khai phải đạt được 85% tổng GDP của 12 nước (ký năm 2013) thì hiệp định mới có hiệu lực. Với việc Mỹ chiếm 60% GDP, TPP ít nhất sẽ cần thay đổi điều khoản hiệu lực để có thể bắt đầu. |