当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bảng xếp hạng league one pháp】Cần đẩy mạnh trao đổi, hội đàm nhằm nâng cao năng lực XK nông sản

Hải quan Lạng Sơn luôn đồng hành cùng DN thúc đẩy nông sản XK qua địa bàn
Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức khi làm thủ tục hải quan đối với hàng nông sản
Chung tay hỗ trợ nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới phía Bắc

Tại hội thảo “XNK nông sản qua biên giới trong bối cảnh mới: Thực trạng và giải pháp” do Viện Nghiên cứu hải quan và Cục Hải quan Lạng Sơn (Tổng cục Hải quan) đồng chủ trì phối hợp với Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 12/5/2023 tại Lạng Sơn,ầnđẩymạnhtraođổihộiđàmnhằmnângcaonănglựcXKnôngsảbảng xếp hạng league one pháp các chuyên gia, nhà khoa học và đại biểu cũng đã tập trung thảo luận và đưa ra nhiều khuyến nghị để hoạt động XK nông sản của Việt Nam được phát triển nhanh hơn.

Tăng cường trao đổi, hội đàm

Theo Phó Cục trưởng Nguyễn Anh Tài, giải pháp đầu tiên cần tăng cường công tác trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc sớm thông quan trở lại các cửa khẩu đang tạm dừng thông quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và mở rộng phương thức giao nhận hàng hoá tại cửa khẩu Chi Ma, Cốc Nam theo hướng cho phép xe Việt Nam sang Trung Quốc giao nhận hàng hoá XNK. Đồng thời có các giải pháp tạo thuận lợi, tăng cường năng lực thông quan cho mặt hàng nông sản XK trong thời gian tới.

Tiếp đó, các bộ, cơ quan, ban ngành chức năng cần tiếp tục thúc đẩy việc đàm phán, thoả thuận với các cơ quan hữu quan phía Trung Quốc sớm hoàn thiện ký kết Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với các loại nông sản, trái cây chưa được ký kết; xem xét việc ký kết Hiệp định song phương về kiểm dịch đối với hàng hoá nông sản XK để giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế đối với các mặt hàng này, góp phần tạo điều kiên thuận lợi cho hoạt động XK hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Hải quan Lạng Sơn phối hợp cùng các sở, ban, ngành liên quan tỉnh Lạng Sơn hội đàm trực tuyến với Chính quyền Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc trao đổi về việc mở cửa trở lại cặp cửa khẩu Cốc Nam - Lũng Nghịu (ngày 14/7/2022).
Hải quan Lạng Sơn phối hợp cùng các sở, ban, ngành liên quan tỉnh Lạng Sơn hội đàm trực tuyến với Chính quyền Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc trao đổi về việc mở cửa trở lại cặp cửa khẩu Cốc Nam - Lũng Nghịu (ngày 14/7/2022).

Ngoài ra, tiếp tục thúc đẩy công tác hợp tác về nâng cấp cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của DN hai nước. Đặc biệt là việc trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc thống nhất thời gian làm việc tại cặp cửa khẩu song phương Chi Ma - Ái Điểm; hoàn tất thủ tục, sớm phê chuẩn đưa vào vận hành chính thức tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hoá Tân Thanh - Pò Chài qua mốc 1088/2 - 1089 trở thành lối thông quan thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan; thúc đẩy mở cửa chính thức cặp cửa khẩu Bình Nghi - Bình Nghi Quan.

Song song với đó, Phó Cục trưởng Nguyễn Anh Tài cũng đề nghị đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường XK nông sản tránh phụ thuộc vào phía Trung Quốc; đẩy mạnh tiêu thụ trong nước cũng như chế biến nông sản để chủ động các phương án, kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản khi xảy ra các sự việc bất khả kháng như dịch bệnh hoặc phía Trung Quốc tăng cường chính sách quản lý đối với hàng nông sản XK của Việt Nam như thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, cần đề nghị các cơ quan chức năng phía Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi để giao nhận hàng hóa nông sản, trái cây tươi XK từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng đường sắt để giảm tải cho các cửa khẩu đường bộ vào thời gian cao điểm hoặc chính vụ nông sản, trái cây.

Ông Nguyễn Anh Tài cũng kiến nghị DN đầu tư các kho lạnh để bảo quản nông sản, trái cây tươi XK tại khu vực cửa khẩu để góp phần hạn chế tình trạng ách tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XK hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Cần vào cuộc đồng bộ

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù các giải pháp đưa ra khá cụ thể rõ ràng, tuy nhiên, ngoài sự cố gắng của các cơ quan quản lý thì cần sự vào cuộc đồng bộ từ phía các hiệp hội, ngành hàng, tổ chức, cá nhân XK nông sản là vô cùng cần thiết để mang lại kết quả cao nhất.

Theo đó, vai trò của các hiệp hội, ngành hàng trong giải quyết các ách tắc liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hoá XK tại các của khẩu cần được tăng cường hơn nữa. Đồng thời, các hiệp hội, ngành hàng, DN cũng cần chủ động, phối hợp nắm bắt, trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng về tình hình thị trường, hoạt động XK nông sản, tình hình các cửa khẩu để kịp thời điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với thực tiễn, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh.

Riêng các tổ chức, cá nhân có hoạt động XK nông sản cần liên hệ chặt chẽ, thống nhất với đối tác phía Trung Quốc trong việc giao, nhận hàng hóa và nghiên cứu chuyển đổi từ việc mua bán hàng hoá thông qua thoả thuận miệng bằng hình thức ký kết hợp đồng ngoại thương, mở tờ khai XK chính ngạch. Đặc biệt, phải tìm hiểu kỹ các quy định của Trung Quốc về điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm dịch, bao bì, quy cách đóng gói, nhãn mác, mã vùng trồng… tránh trường hợp hàng hóa không được phía Trung Quốc tiếp nhận, buộc phải tái nhập vào Việt Nam gây thiệt hại về chi phí, thời gian cho tổ chức, cá nhân XK nông sản.

Ông Nguyễn Anh Tài nhấn mạnh, Hải quan Lạng Sơn cũng đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân XK nông sản sử dụng các đại lý làm thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan cấp phép để thực hiện thủ tục XK hàng hoá tại cửa khẩu nhằm tránh các rủi ro pháp lý liên quan, đảm bảo tính chuyên nghiệp, minh bạch.

Thống kê cho thấy, năm 2022, các mặt hàng nông sản XK qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là thanh long, dưa hấu, vải, mít, xoài, chuối, sầu riêng, tinh bột sắn… Theo đó, lượng hàng nông sản XK qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn đạt 1.796.522 tấn, với kim ngạch 1.105.683.484 USD. Tính từ đầu năm 2023, khi phía Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, năng lực thông quan đã tăng lên đáng kể. Theo đó, tính đến hết ngày 30/4/2023, lượng hàng nông sản XK qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 888.158 tấn với kim ngạch 592.655.111 USD, tăng 702,3% so với cùng kỳ năm 2022.

分享到: