Chuyển giao kỹ thuật hiện đại tại bệnh viện tuyến T.Ư
Bác Nguyễn Việt Tiến,ảmtảichobệnhviệntuyếntrêbang xep bong da tbn cán bộ hưu trí phường Phước Vĩnh, TP. Huế phản ánh :“Chúng tôi tuổi cao, sức yếu, thường xuyên đau ốm, không được đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện T.Ư Huế là rất bất tiện. Lương hưu của tôi mỗi tháng khoảng 4 triệu đồng. Nếu tháng nào cũng phải đi khám bệnh, làm xét nghiệm mà không được BHYT chi trả thì tôi không kham nổi”.
Nhiều người đồng ý kiến, bệnh nhân khám vượt tuyến tại Bệnh viện T.W Huế sẽ không được BHYT thanh toán. Thế nên, bệnh nhân là cán bộ hưu trí, người cao tuổi khó có thể tiếp cận được với dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao. Nếu về đúng tuyến họ lại không yên tâm với chất lượng điều trị của bệnh viện tuyến dưới.
Trao đổi về việc hàng ngàn thẻ BHYT không được khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện T.W Huế, ông Hoàng Trọng Chính, Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: “Trước đây, toàn tỉnh có 14.000 thẻ BHYT khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện T.Ư Huế. Tuy nhiên, bắt đầu từ 1/1/2017, chỉ còn 5.000 thẻ, ưu tiên dành cho những người có công cách mạng. Bởi lẽ, Bệnh viện T.Ư Huế không chỉ tiếp nhận bệnh nhân ở các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh mà còn các tỉnh khác chuyển về, dẫn đến quá tải. Những đối tượng đăng ký gần nơi cơ sở sẽ thuận tiện hơn, đồng thời giảm tải để Bệnh viện T.Ư Huế tập trung điều trị những bệnh nặng. Hiện tại, có đến 98% người dân đăng ký từ tuyến huyện trở xuống”.
Công bằng mà nói, có nhiều bệnh nhân chưa đến mức chuyển viện. Người bệnh mới mắc các bệnh thông thường và bệnh viện tuyến dưới hoàn toàn có thể điều trị được, nhưng họ vẫn nằng nặc đòi lên tuyến trên. Như vậy, ở các bệnh viện tuyến T.W, tuyến tỉnh sẽ quá tải, còn mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư trang thiết bị phục vụ bệnh nhân lại không có bệnh để chữa trị.
Mục đích của quy định đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu lần này này nhằm khống chế vượt tuyến đối với các bệnh nhân bị các bệnh thông thường, còn các bệnh mãn tính vẫn đảm quyền lợi cho người bệnh tham gia BHYT. Đối với các bệnh lý nặng, mãn tính, những bệnh trước đây đã điều trị ở Bệnh viện T.W Huế vẫn được tiếp nhận đối tượng này từ nơi đăng ký ban đầu lên Bệnh viện T.W Huế. Sở Y tế có hướng dẫn bổ sung cụ thể việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn nhằm đảm bảo cho người bệnh sử dụng các kỹ thuật cao. Các đơn vị khám, chữa bệnh tuyến II, III ngoài chuyển tuyến đến Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế sẽ được chuyển đến Bệnh viện T.W Huế với các nhóm bệnh lý vượt quá khả năng chuyên môn tại đơn vị. Với những quy định cụ thể vừa được ban hành, sẽ có nhiều bệnh lý được chuyển thẳng lên bệnh viện tuyến trung ương để được chữa trị kịp thời. Với trường hợp mắc bệnh mãn tính, cần điều trị dài ngày, định kỳ, bảo hiểm tạo điều kiện cho người dân khi cho phép 47 nhóm bệnh được sử dụng giấy chuyển tuyến có giá trị một năm.
Trường hợp cấp cứu, người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào. Bác sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án. Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh - nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn.
Để người dân yên tâm khám, chữa bệnh ban đầu tại tuyến huyện, cần có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng cho tuyến dưới để giúp người dân được hưởng những dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại địa phương. Ngoài ra, các trạm y tế xã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện và dự phòng sớm các dịch bệnh trên địa bàn. Vì vậy, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, cần tính đến đầu tư, nâng cao trình độ cho y, bác sĩ ở tuyến xã nhằm giảm gánh nặng cho tuyến huyện khi phát hiện và xử lý bệnh tật ngay từ tuyến cơ sở.
Huế Thu