Sáng 6/6,ôngnướcnàocóchínhsáchrútbảohiểmxãhộimộtlầndễdàngnhưởViệkết quả liên đoàn anh Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội về thị trường việc làm, năng suất lao động, đào tạo nghề…
Rút BHXH một lần tăng làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội
Tại phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội đã nêu nhiều câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tình trạng rút bảo hiểm một lần, chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), tình trạng lãng phí trong đào tạo trung cấp nghề…
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thúy (đoàn TP.HCM) cho biết, làn sóng rút BHXH một lần trong công nhân lao động thời gian qua không giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt tăng cao khi có thông tin Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội phương án sửa Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đại biểu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng quan trọng nhất là sự bất an đối với sự ổn định của chính sách. Do đó, đề nghị Bộ trưởng chỉ rõ giải pháp xử lý vấn đề này?
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Cầm (đoàn Tiền Giang) cũng đề nghị có giải pháp cho việc lao động nữ trẻ rút BHXH một lần.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung
Trả lời các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trước năm 2019, số rút BHXH bình quân một năm khoảng 500 ngàn, đến năm 2023, con số này tăng lên thành gần 900 ngàn. Nếu tình trạng rút BHXH một lần không giảm thì có nguy cơ khó đảm bảo an sinh xã hội cho người già, người đến tuổi về hưu, hệ thống chính sách an sinh xã hội khó đảm bảo tính bền vững.
Phân tích về nguyên nhân của tình trạng rút BHXH một lần tăng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng có một số nguyên nhân quan trọng là thu nhập của người lao động thấp, cơ chế rút BHXH một lần quá dễ dàng, quyền lợi khi rút BHXH ở mức cao… “Trên thế giới không có quốc gia nào có chính sách rút BHXH một lần dễ dàng như Việt Nam” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Thông lệ quốc tế, theo Bộ trưởng, là chỉ cho rút BHXH một lần trong hai trường hợp, một là mắc bệnh nan y, hai là định cư ở nước ngoài. Trong khi đó, quyền lợi khi rút BHXH của Việt Nam là cao, với mức cá nhân đóng góp 8%, nhưng khi được hưởng là toàn bộ phần đóng của doanh nghiệp, Nhà nước. Có nhiều người rút BHXH một lần vì thấy có lợi ích. Qua theo dõi, có khoảng 1/3 số người rút BHXH một lần đã quay trở lại tham gia bảo hiểm.
Xem xét sửa đổi chính sách về rút bảo hiểm xã hội một lần
Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng là công tác tuyên truyền về vấn đề này cũng chưa được thực hiện hiệu quả. Lấy ví dụ thực tế ở TP.HCM, cứ 10 người đến rút BHXH một lần thì có 6 người sau khi được tuyên truyền, thông tin cụ thể đã thay đổi ý định, không rút BHXH nữa. Nếu làm tốt hơn công tác tuyên truyền thì chắc không đến nỗi có tình trạng này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thúy Để giải quyết căn cơ tình trạng này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần có giải pháp đảm bảo đời sống cho người lao động, tính toán lại tổng thể các chính sách liên quan đến bảo hiểm. Thời gian tới, tiến hành sửa Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng không hạn chế quyền lợi mà phải tăng quyền lợi cho người lao động.
Tranh luận với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thúy cơ bản thống nhất với quan điểm của Bộ trưởng về các nguyên nhân, song đại biểu nêu rõ mong muốn của người lao động là chính sách về BHXH phải nhất quán, ổn định lâu dài, rõ quyền lợi để người lao động yên tâm đóng BHXH lâu dài.
Trả lời đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhắc lại tại Kỳ họp tới, Quốc hội sẽ bàn các phương án khác nhau để có những quy định xử lý vấn đề rút BHXH một lần hiệu quả nhất. Định hướng sửa đổi chính sách thế nào sẽ do Quốc hội quyết định.
Bộ trưởng cũng chia sẻ, việc sửa đổi chính sách thế nào đã được bàn nhiều, nếu dừng chính sách rút BHXH một lần thì sẽ rất khó khăn, nên về nguyên tắc chính sách này chắc chắn còn tiếp tục. Việc rút ở mức nào, trường hợp nào thì Quốc hội sẽ thảo luận tại kỳ họp sau.
Về quan điểm riêng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, nếu tiếp tục đóng BHXH 20 năm thì rất khó cho người lao động, nhất là ở những ngành, lĩnh vực thâm dụng lao động. Do đó, Bộ trưởng đề xuất nên giảm còn 15 năm, tiến tới là 10 năm theo thông lệ quốc tế, tất nhiên theo tinh thần đóng ít hưởng ít, đóng nhiều, hưởng nhiều, có sự chia sẻ nhưng phải đảm bảo bình đẳng. Bên cạnh đó, phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
顶: 6踩: 526Cân nhắc các phương án khi rút BHXH một lần
Phát biểu tranh luận sau đó về nội dung này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, con số người lao động rút BHXH một lần thời gian qua rất đáng quan ngại. Tuy nhiên, việc người lao động rút BHXH một lần thường là bất đắc dĩ và là nguyện vọng thực sự của họ nên cần được tôn trọng, nhưng cũng cần phải có giải pháp để đảm bảo quỹ bảo hiểm này được ổn định.
Đồng tình với việc giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho người gửi và giữ tính ổn định của Quỹ BHXH, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đề xuất nên chăng cân nhắc phương án trong 5 năm đầu tiên nếu người đóng rút thì chỉ được trả lại bằng đúng số tiền đã đóng, từ năm thứ 6 thì có thêm mức lãi suất theo lãi suất tiết kiệm, từ trên 15 năm thì được rút toàn bộ số tiền, kể cả tiền doanh nghiệp đã đóng.
【kết quả liên đoàn anh】"Không nước nào có chính sách rút bảo hiểm xã hội một lần dễ dàng như ở Việt Nam"
人参与 | 时间:2025-01-10 20:14:31
相关文章
- Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- Cooperation with Việt Nam among EU’s priorities in Indo
- Foreign minister meets with foreign leaders on sidelines of OECD Ministerial Council Meeting
- Việt Nam, Germany eye stronger legal, judicial cooperation
- Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- Leaders pay tribute to President Hồ Chí Minh, martyrs on Điện Biên Phủ Victory anniversary
- FM's trip to promote Việt Nam's relations with OECD, France: Diplomat
- Congratulations sent to chair of All
- Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- Deputy PM visits Venezuela, aiming to deepen friendship
评论专区