Không đối đầu trực tiếp Ông Lê Tiến Trường phân tích: Một trong những nguyên nhân khiến các nhãn hiệu thời trang trong nước khó trụ vững trên thị trường là phải chịu chi phí phân phối quá lớn. Hầu hết các DN phải thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại và địa điểm "vàng" với chi phí lên tới vài trăm triệu đồng/tháng. DN trong nước cũng thường ham mở hệ thống phân phối rộng,ệtmayTạosựkhácbiệttrênthịtrườngnộiđịm.lichthidaubongda dẫn đến năng lực thiết kế không đáp ứng nhu cầu. Một cửa hàng có thể chỉ cần 2 nhân viên thiết kế, nhưng 20 cửa hàng sẽ cần đến cả một trung tâm thiết kế và sản xuất, chi phí không hề nhỏ.
Trong khi đó, các thương hiệu thời trang nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ là một phần rất nhỏ trong các hoạt động khác. Mở thêm một vài điểm phân phối mới tại Việt Nam, ngoài chi phí về thuê mặt bằng, một phần thuế, các thương hiệu nước ngoài không mất chi phí nào khác, thậm chí được "chống lưng" bằng một đội ngũ thiết kế lớn, năng lực tài chính dư giả… Đơn cử, H&M có trung tâm thiết kế riêng lên tới 5.000 người cùng cả một đội ngũ hùng hậu phía sau để từ ý tưởng biến thành sản phẩm thương mại nhanh nhất. Đặc biệt, các nhãn hàng thời trang nước ngoài tại Việt Nam hiện chủ yếu bán dưới giá thành để lăng xê, nhận diện thương hiệu và tạo thói quen tiêu dùng với người Việt. "Do vậy, các DN dệt may trong nước không nên đối đầu trực tiếp với các ông lớn này mà cần tìm hướng đi riêng, phù hợp" - ông Lê Tiến Trường khuyến cáo. Tiến chậm và chắc Thực tế những năm gần đây, một số DN dệt may trong nước đã xây dựng phân khúc sản phẩm và đối tượng khách hàng riêng, từ đó dần tạo ra giá trị và khẳng định vị trí trên thị trường nội địa, như: Tổng công ty CP May Việt Tiến với áo sơ mi, Tổng công ty May Nhà Bè - CTCP là veston… Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã đầu tư xây dựng trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm (Vinatex Mart) với 100% hàng thiết kế phát huy hiệu quả. Chỉ tính riêng năm 2018, trung tâm này đã đạt doanh thu 10 tỷ đồng/tháng, tăng trưởng 9%. Vinatex Mart đã giúp các DN thành viên tập đoàn tiết kiệm đáng kể chi phí phân phối. Ông Lê Tiến Trường cũng cho biết: Trong những năm tới, bên cạnh đầu tư theo chiều sâu cho Vinatex Mart, tập đoàn sẽ hướng đến những mặt hàng đặc thù, may đo theo công nghệ 3D để tạo sự khác biệt mà các nhãn hàng thời trang nước ngoài và không thể làm được tại Việt Nam. Đồng thời, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, tập đoàn không khuyến khích tất cả các DN thành viên cùng phát triển thị trường nội địa mà chỉ tập trung khoảng 5 DN có nền tảng và kinh nghiệm để tránh cạnh tranh lẫn nhau. "Thị trường nội địa chắc chắn quan trọng, tuy nhiên đánh với ông lớn phải có cách và DN thuộc tập đoàn không làm theo kiểu hoành tráng, mở nhiều nơi, doanh số lớn mà sẽ phát triển theo hướng chậm mà chắc" - ông Trường nói. Với phân khúc thị trường nông thôn, đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, việc chiếm lĩnh thị trường này cũng khá gian nan bởi sự cạnh tranh gay gắt từ hàng tiểu ngạch nhập lậu từ Trung Quốc. Do đó, ngoài sự nỗ lực của bản thân, DN dệt may trong nước còn rất cần sự trợ sức của cơ quan chức năng trong kiểm soát thị trường, hạn chế tối đa nạn hàng lậu.
|