当前位置:首页 > Thể thao > 【highlight bóng đá đêm qua】Chất độc hóa học, nỗi ám ảnh lịch sử 正文

【highlight bóng đá đêm qua】Chất độc hóa học, nỗi ám ảnh lịch sử

来源:88Point   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-24 21:59:39

Chất độc hóa học là loại vũ khí sử dụng chất hóa học gây tổn thương,ấtđộchóahọcnỗiámảnhlịchsửhighlight bóng đá đêm qua nguy hại trực tiếp cho người, động vật và cây cỏ. Chất độc hóa học là một trong những loại vũ khí hủy diệt lớn gây chết người hàng loạt. Vũ khí hóa học dựa trên đặc điểm độc tính cao và gây tác dụng nhanh của chất độc quân sự để gây tổn thất lớn cho đối phương.

Dưới đây là những chất độc hóa học đáng sợ nhất mọi thời đại:

Chất độc VX

VX là một trong những vũ khí hóa học phổ biến nhất do người Anh sản xuất vào đầu thập niên 50. Liên Hợp Quốc đã liệt VX vào danh sách vũ khí hủy diệt hàng loạt theo nghị quyết 687. Năm 1958, công thức sản xuất loại vũ khí này rơi vào tay người Mỹ và Washington đã quyết định sản xuất VX trên quy mô lớn vào năm 1961.

Nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học VX

Nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học VX. Ảnh minh họa

Loại vũ khí này là hóa chất lỏng, giết chết nạn nhân bằng enzyme exetylcholinesterase. Nạn nhân tiếp xúc với nó chắc chắn sẽ tử vong nếu không rửa sạch chất lỏng kịp thời. Trong điều kiện thời tiết bình thường, VX có thể tồn tại nhiều ngày. Ở môi trường lạnh, VX có thể tồn tại tới vài tháng. Khi nhiễm độc, nạn nhân sẽ gặp các triệu chứng tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, mờ mắt, tức ngực, ho, tiêu chảy, chảy dãi, ra mồ hôi nhiều, buồn ngủ, đau mắt, nhức đầu, tiểu tiện nhiều, đau bụng, thở nhanh, chảy mũi, suy tim, co giật.

Novichoks

Trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và việc ký hết Công ước về vũ khí hóa học diễn ra năm 1997, Liên Xô đã âm thầm phát triển một vũ khí hóa học mới, mạnh gấp 10 lần VX của Anh – Mỹ và được gọi là Novichoks. Người ta không được biết nhiều về loại vũ khí hóa học này cho đến năm 1992, các tiết lộ về Novichoks được đăng tải trên Moscow Time bởi nhà hóa học Vil Mirzayanov.

Chất độc hóa học Novichoks là ‘quân bài bí mật’ của Liên Xô

Chất độc hóa học Novichoks là ‘quân bài bí mật’ của Liên Xô. Ảnh minh họa

Khi bị nhiễm Novichoks, nạn nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng huyết áp bất thường thấp hoặc cao, mờ mắt, tức ngực, rối loạn, ho, tiêu chảy, chảy nước dãi, mồ hôi quá nhiều, buồn ngủ, đau mắt, nhức đầu, đi tiểu nhiều, buồn nôn, nôn, đau bụng, thở nhanh, chảy nước mũi, nhịp tim nhanh hoặc chậm thất thường, chảy nước mắt, yếu, co giật, mất ý thức, liệt, suy hô hấp.

Chất độc Sarin

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sarin có khả năng gây chết người mạnh gấp 26 lần so với xyanua. Chỉ một giọt sarin nhỏ bằng kim châm cũng có thể đoạt mạng một người nhanh chóng. Nặng hơn không khí, chất độc sarin có thể tồn tại trong 6 tiếng. Khi nhiễm độc, nạn nhân sẽ có các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, chảy nước dãi, co giật, ngừng hô hấp và bất tỉnh.

Chất độc hóa học Sarin là loại vũ khí hóa học giết người hàng loạt chỉ trong vài phút

Chất độc hóa học Sarin là loại vũ khí hóa học giết người hàng loạt chỉ trong vài phút. Ảnh minh họa

Năm ngoái, một vụ tấn công bằng chất độc Sarin xảy ra tại khu vực do phe đối lập kiểm soát ở thủ đô Damascus của Syria, khiến hơn 1.300 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Năm 1995, Sarin cũng được dùng trong vụ tấn công một ga tàu điện ngầm ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, làm 13 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

Khí độc mù tạt

Khí mù tạt, hay còn gọi mù tạt lưu huỳnh, gây ra những vết bỏng hóa học trên da, mắt và phổi. Nó có thể gây chết người, khiến nạn nhân tàn tật, gây ung thư hoặc mù vĩnh viễn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Mỹ, khí mù tạt có thể tồn tại trong môi trường nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.

Chất độc hóa học khí mù tạt có khả năng sát thương rất lớn

Chất độc hóa học khí mù tạt có khả năng sát thương rất lớn. Ảnh minh họa

Việc sử dụng khí mù tạt trong tác chiến khiến quân đối phương phải sử dụng thiết bị phòng độc. Tuy nhiên, các thiết bị này không phát huy hiệu quả trong mọi trường hợp. Trong chiến tranh Iran-Iraq, khí mù tạt đã thấm qua miếng che mặt mà người Iran thường đeo (vì lý do tôn giáo) và gây tổn thương cho họ. Khí độc mù tạt cũng có thể dễ dàng thấm qua quần áo, giày dép và các nguyên liệu khác.

Chất độc Phosgene

Phosgene là chất khí không màu, được sử dụng như một loại vũ khí hóa học nguy hiểm trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 1987, 85% thương vong trong cuộc chiến này do chất độc Phosgene gây ra.

Chất độc hóa học Phosgene là cơn ác mộng chiến trường trong Chiến tranh Thế giới I

Chất độc hóa học Phosgene là cơn ác mộng chiến trường trong Chiến tranh Thế giới I. Ảnh minh họa

Loại chất này do nhà hóa học người Anh John Davy (1790-1868) tổng hợp năm 1812, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp và thuốc trừ sâu. Khi mới tiếp xúc, nạn nhân có triệu chứng ho, cảm giác cháy trong cổ họng và chảy nước mắt, xót mắt, thị lực mờ, thở dốc và ói mửa, sau đó khó thở, ho ra chất dịch màu hồng, huyết áp thấp, suy tim.

Khí độc Clo

Quân Đức đã sử dụng chất độc Clo làm vũ khí trong chiến tranh thế giới thứ nhất

Quân Đức đã sử dụng chất độc Clo làm vũ khí trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Ảnh wwwslate.com

Quân Đức đã sử dụng Clo để tiêu diệt đối phương trên chiến trường lần đầu tiên vào ngày 22/4/1915. Người Đức đã triển khai hàng ngàn bình khí clo và tiêu diệt toàn bộ 2 sư đoàn của Pháp và Algeria. Khí độc này khiến nạn nhân cảm thấy đau nhói ở cổ họng và ngực. Clo có thể phản ứng với nước trong niêm mạc của phổi để tạo thành axit clohydric, một chất kích thích có thể làm chết người.

Tạm kết

Được sử dụng phổ biến nhất từ thế kỷ 20, đặc biệt là trong hai cuộc đại chiến thế giới, trong chiến tranh Việt Nam và một số cuộc chiến khác, vũ khí hóa học đã gây ra hàng loạt vụ thảm sát trên quy mô lớn. Nhận thấy được sự hủy diệt tàn bạo và khủng khiếp của các vũ khí này, các quốc gia trên thế giới đã kí nghị định thư về việc cấm sử dụng các loại khí độc, các vũ khí sinh học trong chiến tranh bắt đầu từ năm 1925. Tuy nhiên, các quốc gia lớn vẫn đang tìm cách tạo ra những loại vũ khí hóa học mới nhằm đảm bảo vị trí cường quốc của mình.

Minh Thùy (tổng hợp từ Kiến Thức, Zing)

 

 

Các loại súng máy uy lực trên thế giới

标签:

责任编辑:Cúp C2