Thời gian qua,ứctranhđầykhởisắket qua sieu cup tay ban nha lĩnh vực công nghiệp ở Hậu Giang ghi nhận có sự tăng trưởng khá, cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng được đà phục hồi và phát triển, đi kèm theo đó là tín hiệu lạc quan trong thu hút đầu tư. Nhưng giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu này là tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.
Ban Quản lý luôn chú trọng nâng cao chất lượng thu hút đầu tư, đồng thời ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng.
Thêm đà phát triển
Kết quả từ những tháng đầu năm cho thấy tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang phát triển ổn định. Các chính sách giải quyết thủ tục hành chính được tiến hành nhanh gọn, hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành có thẩm quyền đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư, mạnh dạn mở rộng nhà máy, nâng cao năng suất. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt hơn 10.300 tỉ đồng, tăng 19,55% so với cùng kỳ năm trước.
Số đơn đặt hàng tăng lên, danh sách đối tác nối dài thêm là dấu hiệu đầu tiên được ghi nhận trong báo cáo tháng 4 của Công ty Vinalines Hậu Giang. Sau chuyến thăm và làm việc với Công ty Cảng Phnom Penh Autonomous, cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang đã ký kết bản ghi nhớ giữa với cảng Phnom Penh Autonomus và Công ty TNHH Vận tải Shipmarin về việc hợp tác khai thác hàng hóa quá cảnh (tuyến vận chuyển Phnom Penh - Hậu Giang - Cái Mép và ngược lại). Vinalines Hậu Giang là cảng trung chuyển, đầu mối giao thương hàng hóa giữa hai nước và trong khu vực. “Việc hợp tác thành công giữa cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang với cảng Phnom Penh Autonomus và Công ty TNHH Vận tải Shipmarin sẽ tạo luồng gió mới cho ngành vận tải hàng hải của vùng, đồng thời tạo nguồn động lực phát triển mới cho Vinalines Hậu Giang”, ông Võ Thanh Phong, Giám đốc Công ty Vinalines Hậu Giang, cho biết.
Trải qua hơn 32 tháng, dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đang vào cao điểm. Từng chiếc xe tải, xe ben nối đuôi nhau ra vào công trường vận chuyển vật tư, thiết bị. Chiếc cần cẩu cỡ lớn giữa công trường đã vươn lên đủ độ cao và phối hợp nhịp nhàng với 3.000 con người đang có mặt phía bên dưới. Mỗi ngày, đoàn kỹ sư, công nhân tập trung cao độ mọi việc để hoàn thành và đưa vào chạy thử tổ máy số 1 kịp tiến độ đưa ra là tháng 7-2020 và tổ máy số 2 sẽ hoàn thành sau đó khoảng 2 tháng.
Những ngày cuối tháng 4, khi những công đoạn lắp đặt tổ máy số 1 đang hoàn thiện để chuẩn bị phát điện, không khí lao động tấp nập, khẩn trương cùng sức ép phải hoàn thành đúng tiến độ không ngăn được nụ cười luôn thường trực trên môi những người thợ lắp máy. “Mất khoảng 10 giờ, các chuyên gia cùng kỹ sư, công nhân mới đưa được máy phát tổ máy số 1 nặng khoảng 288 tấn, công suất 727.100kVA vào vị trí. Việc lắp đặt máy phát tổ máy số 1 là một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong công tác lắp đặt thiết bị chính của nhà máy cũng như của dự án. Sau khi hoàn thành công tác lắp đặt máy phát tổ máy số 1 sẽ đến phần lắp đặt tuabin của nhà máy, các hệ thống phụ trợ đi kèm cũng được kết nối vào. Đây là hạng mục quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ chung của dự án”, ông Hồ Xuân Hiền, Trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1, cho hay.
Kỳ vọng thu hút các dự án FDI
Từ các hoạt động xúc tiến đầu tư của lãnh đạo tỉnh, cộng với những tiềm năng, lợi thế có được, Hậu Giang đang được các đối tác tìm đến thỏa thuận hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đối tác nước ngoài. Tiếp nối kết quả chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư ở Hàn Quốc và Nhật Bản, mới đây tại Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản - khu vực ĐBSCL”, Hậu Giang có cơ hội trực tiếp xúc tiến các dự án trọng điểm về nông nghiệp đến các đối tác Nhật Bản. Cụ thể, lãnh đạo tỉnh đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty JETRO. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản có thêm cái nhìn mới khi tìm hiểu môi trường đầu tư tại Hậu Giang.
Ông Kawaue Junichi, Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh gợi mở: “Tôi cho rằng nhà đầu tư quan tâm nhất 4 vấn đề. Một là, quỹ đất sạch. Hai là, mức lương cơ sở vùng bao nhiêu kèm theo là chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao và lực lượng lao động tại địa phương có đáp ứng yêu cầu hay không. Ba là, mức độ hỗ trợ của tỉnh về hạ tầng như cấp điện, cấp nước, giao thông… Bốn là, nếu doanh nghiệp chấp nhận đầu tư và có cử chuyên gia hoặc lao động phục vụ dự án khi có nhu cầu thì môi trường sinh hoạt dành cho họ ra sao. Tại Hậu Giang, có 2 doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư. Nếu tỉnh có thể hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp rồi áp dụng mô hình để doanh nghiệp góp tiếng nói giới thiệu sẽ là kênh “tiếp thị” hiệu quả”.
Đánh giá về triển vọng thu hút FDI, ông Nguyễn Ngọc Điện, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho rằng, hiện có rất nhiều doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Doanh nghiệp đầu tư năng lượng mặt trời nước ngoài cũng vừa khảo sát môi trường đầu tư tại Cụm công nghiệp tập trung Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A. Kết quả thật bất ngờ bởi bản thân doanh nghiệp đã đưa ra đề nghị ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với tỉnh. Ngoài ra, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh còn tiếp 3 nhà đầu tư trong nước gồm Công ty Võ Hạ Trâm tìm hiểu đầu tư Nhà máy Chế biến lương thực khoảng 7ha, Hợp tác xã Kim Hưng đầu tư nhà xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với diện tích 2ha, Công ty Cổ phần Than Yên Thịnh (Hà Nội) đầu tư Nhà máy sản xuất than không khói, quy mô 3-5ha. Ban Quản lý luôn chú trọng nâng cao chất lượng thu hút đầu tư, đồng thời ưu tiên các dự án có vốn đầu tư lớn, trình độ công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách.
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU