游客发表
发帖时间:2025-01-10 20:02:44
Là vùng đệm giữa rừng U Minh Hạ và U Minh Thượng (tỉnh kiên Giang), Tiểu vùng V Bắc Cà Mau hiện có sự dịch chuyển đáng kể trong sản xuất do thiếu nhiều công trình phục vụ sản xuất.
Tiểu vùng V Bắc Cà Mau nằm hoàn toàn trong huyện Thới Bình, có diện tích tự nhiên khoảng 18.821 ha, trong đó có 2.340 ha đất trồng cây hằng năm (mía là chủ đạo), 11.212 ha đất lúa và 2.728 ha đất nuôi thuỷ sản. Hệ thống kinh dày đặc, có điểm chung là cạn, hẹp. Trong đó, kinh Chắc Băng và sông Trẹm vừa là trục cấp, vừa là trục tiêu chính cho tiểu vùng. Tuy nhiên, 2 sông này hiện đang bị nhiễm mặn từ Kiên Giang, Bạc Liêu và Sông Ðốc (Cà Mau). Trong khi đó, hiện chỉ có đê bờ Ðông sông Trẹm nhưng được xây dựng từ những năm 1998, đã xuống cấp. Các kinh Chắc Băng, kinh Ranh bờ bao nhỏ, không đủ cao trình để chống chọi với thiên tai, đặc biệt là vào mùa mưa dễ bị nước tràn bờ, gây ra hiện tượng ngập úng và nhiễm mặn.
Do hệ thống công trình phục vụ sản xuất chưa phù hợp nên việc sản xuất của người dân Tiểu vùng V Bắc Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn. |
Các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất thiếu, trong khi đây là vùng đệm không chỉ của rừng U Minh Hạ mà còn của rừng U Minh Thượng. Trước đây vùng được quy hoạch canh tác 2 vụ lúa là chính. Tuy nhiên, do thiếu các công trình kiểm soát nguồn nước, đê ngăn triều cường cũng như hệ thống trạm bơm khiến tiểu vùng này bị xâm nhập mặn từ sông Cái Tàu và sông Trẹm. Từ đó, cơ cấu trong sản xuất đã bị dịch chuyển đáng kể, hiện tại người dân nơi đây chủ yếu canh tác lúa - tôm. Ngoài ra, còn có rau màu và mía, một số nơi nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi thuỷ sản nước ngọt.
Nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa trữ trên sông rạch, dao động triều trên các trục kinh rất kém nên khả năng tiêu thoát rất khó khăn, trong khi lại nằm giáp ranh với khu vực rừng tràm U Minh Hạ và U Minh Thượng; từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân, đặc biệt trong mùa xả nước rừng những tháng mưa.
Thông thường hằng năm, khoảng từ tháng 7-9 (âm lịch), các cống trong 2 khu rừng tiến hành xổ nước để phục vụ công tác khai thác và trồng lại rừng. Ðây cũng là thời gian người dân chuẩn bị rửa mặn để sản xuất 1 vụ lúa trên đất tôm.
Anh Lâm Văn Kiệt, người dân ấp 11, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, cho biết, do mực nước lớn ròng chênh lệch không cao nên nước trong 2 khu rừng xả ra chỉ quanh quẩn trong khu vực, mà nước rừng thường là nước đổ nên không thể cấp vào vuông để nuôi tôm hay trồng lúa gì được.
Ðặc biệt, hệ thống cống như: cống Kênh 2, Kênh 3, Kênh 4, Kênh 9, Kênh 12, Kênh 14 có khẩu độ nhỏ (chỉ khoảng 2 m), không chỉ chưa chủ động trong việc điều tiết nước cũng như phòng, chống thiên tai, mà còn gây trở ngại rất lớn trong lưu thông và sản xuất của người dân.
Chính hệ thống cầu, cống vừa thấp về chiều cao, lại hẹp về chiều rộng là nguyên nhân khiến người trồng mía tại xã Biển Bạch Ðông, Tân Bằng (huyện Thới Bình) nhiều phen lao đao.
Ông Trần Văn Thừa, nông dân ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Ðông, cho biết, thường giá mía của người dân nơi đây khoảng 450-500 đồng/kg, thấp hơn những khu vực khác, lại rất khó bán do đường vận chuyển tốn quá nhiều công sức. Nông dân trồng mía thường thua lỗ, từ đó diện tích mía càng thu hẹp dần.
Ông Thừa mong các ngành chức năng cần sớm đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cầu, cống trong khu vực cũng như làm cách nào nạo vét một số tuyến kinh, mương bên trong để người dân có điều kiện thuận lợi hơn trong sản xuất, phát triển kinh tế gia đình./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接