【ti le k】Tăng tốc việc đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành
作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-24 23:25:41 评论数:
Có chuyển biến đáng ghi nhận
Tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh đánh giá, trong năm 2016, các bộ, ngành quản lý chuyên ngành đã tích cực hơn trong việc đơn giản hóa thủ tục KTCN, được cộng đồng doanh nghiệp (DN) ghi nhận.
Một số bộ, ngành như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)…, đã sửa đối, bổ sung và ban hành văn bản theo hướng đơn giản tạo thuận lợi cho DN XNK.
Ông Lê Ngọc, đại diện Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết, trong số nhiều lĩnh vực cải cách sửa đổi, trong năm 2016 ngành Nông nghiệp đã rút ngắn quá trình đánh giá, cấp chứng nhận ưu tiên cho DN thủy sản giảm từ 12 tháng xuống còn từ 3 đến 6 tháng; cấp chứng thư qua Cổng thông tin một cửa quốc gia cho 500 DN, qua đó giúp DN thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, XNK; cấp chứng thư cho DN xuất khẩu vào thị trường EU trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Về nỗ lực của ngành Y tế, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết, đơn vị đã triển khai mở rộng hoạt động KTCN đến 14 địa điểm trên cả nước, nhằm giảm chi phí thủ tục đi lại của DN.
Ghi nhận cải cách đơn giản thủ tục KTCN, ông Trương Văn Cẩm- Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, Bộ Công thương đã bãi bỏ Thông tư 37/2015/TT-BCT liên quan đến lĩnh vực dệt may, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kế cho DN.
“Trước đây lô hàng nào của DN cũng phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt và chất thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm theo quy định tại Thông tư 37/2015/TT-BCT. Có DN chi phí hàng tỷ đồng/năm cho việc kiểm tra này”- ông Cẩm nói.
Về kết quả cải cách thủ tục hành chính của các bộ, ngành, Phó cục trưởng Cục giám sát quản lý về hải quan- Tổng cục Hải quan Ngô Minh Hải cho biết thêm, đánh giá của WB, năm 2016 môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 9 bậc (từ vị trí 91/189 lên 82/190 của bảng xếp hạng).
Trong số 10 chỉ số được đánh giá và xếp hạng thì Việt Nam có 5 chỉ số tăng hạng. Đáng chú ý là chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới tăng 15 bậc (từ vị trí 108 lên vị trí 93).
Vẫn còn rất nhiều việc phải làm
Mặc dù đạt được kết quả nêu trên, nhưng nhìn vào thực tế cải cách theo yêu cầu, mục tiêu Quyết định 2026 của Thủ tướng và Nghị quyết 19 của Chính phủ thì tiến độ sửa đổi, bổ sung văn bản của các bộ, ngành còn chậm.
Nhìn thẳng vào thực tế, ông Ngô Minh Hải cho biết, đến nay mới có 20/78 văn bản được sửa đổi, bố sung/thay thế đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ; 3/87 văn bản được sửa đổi, bố sung/thay thế mới đáp ứng được một phần yêu cầu của Chính phủ…
“Để thúc đẩy hoạt động KTCN, Bộ Tài chính có văn bản (ngày 14/12/2016) gửi đến 11 bộ, ngành đề nghị sửa đổi, bổ sung 76 nhóm văn bản, nhằm tạo thông thoáng trong việc kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa XNK theo Quyết định 2026/QĐ-TTg...”- ông Hải chia sẻ.
Theo đó, Bộ NN&PTNT có số lượng văn bản đề nghị sửa đổi lớn nhất, lên tới 28 văn bản. Bộ Công thương được đề nghị sửa 12 văn bản, Bộ Y tế 9 văn bản, Bộ Giao thông vận tải: 7 văn bản, Bộ Khoa học và Công nghệ 6 văn bản, Bộ Xây dựng 4 văn bản, Bộ Thông tin và Truyền thông 3 văn bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường 2 văn bản, Bộ Công an 2 văn bản, Bộ Quốc phòng 2 văn bản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1 văn bản.
Ông Vũ Ngọc Anh cho biết, trong thời gian tới các bộ, ngành cần quyết liệt trong việc rà soát, bổ sung, sửa đổi/thay thế văn bản theo hướng tạo thuận lợi cho DN; đổi mới phương pháp quản lý chuyên ngành, tăng cường áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan; quan tâm đến việc xã hội hóa, khuyến khích DN tham gia KTCN…
“Trước mắt, trong quá trình hoàn thiện Hệ thống một cửa quốc gia, Tổng cục Hải quan tiếp tục duy trì hoạt động của 10 địa điểm KTCN tập trung đang được triển khai tại một số cửa khẩu trọng điểm trên cả nước. Đồng thời sẽ đánh giá ưu điểm, nhược điểm của địa điểm KTCN tập trung để có giải pháp phát huy hiệu quả, qua đó giúp cho việc thông quan hàng hóa của DN được nhanh chóng’’- ông Vũ Ngọc Anh cho hay.
Ngọc Linh