【ty le keotv】Nhiều giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi

Báo Cà Mau(CMO) Hiện nay, cả nước xuất hiện 10 ổ dịch cúm gia cầm do chủng vi rút cúm A/H5N6 ở 5 tỉnh, thành phố chưa qua 30 ngày. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh, không để xảy ra hiện tượng dịch chồng dịch trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tỉnh chủ động triển khai nhiều giải pháp cấp bách để bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nguyễn Thành Huy cho biết, chủng vi rút cúm A/H5N6 được phát hiện ở Việt Nam từ năm 2014. Hàng năm, chủng vi rút này vẫn gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên đàn gia cầm, được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Riêng tại ĐBSCL, từ năm 2018 vi rút gây bệnh cúm gia cầm chủng cúm A/H5N1 nhánh 2.3.2.1 c, theo phân tích đặc tính sinh học phân tử chưa có sự biến đổi lớn về gen.

Trước tình hình dịch tả heo châu Phi còn diễn biến, nhiều hộ chăn nuôi chuyển sang nuôi gia cầm, từ đó tổng đàn tăng nhanh, kéo theo nguy cơ lây lan dịch bệnh.

"Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người nhiễm bệnh do chủng vi rút cúm A/H5N6, A/H7N9. Tuy nhiên, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và một số chủng vi rút khác như A/H5N2, A/H5N8 xâm nhiễm là rất cao" ông Huy cho hay.  

Dự báo thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra với nhiều nguyên nhân, do tổng đàn gia cầm lớn, điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi, nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ những tháng đầu năm tăng cao, việc tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm đạt thấp, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ dưới 20 con/hộ. Do đó, nguy cơ dịch cúm gia cầm xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận có dịch cúm gia cầm A/H5N1, nhưng trước nguy cơ dịch tái bùng phát, ông Nguyễn Thành Huy cho biết, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi. Đồng thời, khuyến cáo người nuôi thực hiện phương châm “phòng bệnh là chính”. Ngoài việc tuyên truyền nâng cao ý thức người chăn nuôi, tỉnh đang triển khai tiêm vắc-xin cho đàn gia cầm và tổ chức tháng cao điểm tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng từ ngày 6/2-6/3 tại các chợ buôn bán gia cầm và các địa phương xảy ra ổ dịch trước đây để tiêu diệt mầm bệnh.

Huyện Trần Văn Thời là địa phương có nhiều thế mạnh về chăn nuôi của tỉnh. Phó chủ tịch UBND huyện Sử Văn Minh cho biết, trong lúc dịch tả heo châu Phi chưa được kiểm soát, việc tái đàn heo trong thời điểm này là không thể. Hiện địa phương đang khuyến cáo người dân chuyển sang nuôi gà, vịt. Định hướng thời gian tới sẽ hạn chế việc chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học thay cho cách nuôi truyền thống nhỏ lẻ theo kiểu nông hộ.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời Duy Quốc Tuấn nhận định, hiện nay thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm môi trường cũng tăng cao nên vi sinh vật gây hại có điều kiện phát triển, nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh rất cao. Người dân không nên sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch, thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh. Người chăn nuôi tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch. Trước khi nuôi lứa mới, nông dân cần chú ý vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi. Khi nhập vật nuôi, chọn con giống khoẻ mạnh và tiêm vắc xin phòng bệnh.

Sau ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi, nhiều hộ chăn nuôi heo đã chuyển sang nuôi gia cầm khiến đàn gia cầm trên địa bàn tăng cao. Theo thống kê của Cục Thống kê tỉnh, tổng đàn gia cầm trong toàn tỉnh hiện trên 3,4 triệu con, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, nhiều nhất từ trước đến nay. Tình trạng tăng “nóng” đàn gia cầm là một trong những nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1./.

Trung Đỉnh

World Cup
上一篇:Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
下一篇:Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao