Thực hư con số "ngân sách còn 45.000 tỷ đồng" Tại phiên họp tổ vừa qua,ựtoánchiđầutưpháttriểnnămlàtỷđồsoi kèo mc vs newcastle báo chí đã trích lời của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khi nói về số tiền để chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia cho biết: “Cả nước, ngân sách trung ương chỉ còn lại 45.000 tỷ đồng…”. Bên lề kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu đã có bình luận về con số này. Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), con số 45.000 tỷ đồng được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư nêu ra chỉ là vốn đầu tư phát triển từ nguồn thu trong nước, còn con số dự toán chi đầu tư phát triển năm 2016 trong tờ trình của Chính phủ về ngân sách bao gồm tổng quát cả nguồn vốn trong nước, vốn nước ngoài, vốn vay. Cách tính này là bao quát và thực tế lâu nay chúng ta vẫn tập trung vốn vay cho đầu tư phát triển và phần này ngân sách vẫn bố trí trả nợ hàng năm. Thông tin cụ thể hơn, Ủy viên Uỷ ban Tài chính ngân sách, đại biểu Bùi Đức Thụ giải thích, theo dự toán năm 2016, mức chi cho đầu tư phát triển là 255.750 tỷ đồng, bao gồm cả ngân sách trung ương và địa phương. Trong đó, chi cho địa phương là 131.500 tỷ đồng, còn lại chi đầu tư của ngân sách trung ương. Trong phần chi của trung ương đã bao gồm các khoản chi cố định, chi chung không thể phân bổ như bù chênh lệch lãi suất, một số khoản chi bù dự trữ quốc gia, kể cả vốn đối ứng ODA… Sau khi trừ các khoản này, thẩm quyền phân bổ của ngân sách trung ương còn lại khoảng 45.000 – 47.000 tỷ đồng. Và số này chưa tính đến nguồn thu từ xổ số kiến thiết, ước tính trên dưới 30.000 tỷ đồng. Theo luật, khoản thu này chỉ sử dụng để đầu tư cho giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội. Nhiều điểm tích cực trong dự toán ngân sách 2016 Đánh giá về mức chi cho đầu tư phát triển, nhiều đại biểu cũng cho rằng dự toán chi đầu tư phát triển năm 2016 cao hơn 60.000 tỷ đồng so với năm 2015 (dự toán 195.000 tỷ đồng) là một điểm tích cực đáng ghi nhận. Chi đầu tư phát triển luôn là khoản mục lớn trong tổng chi NSNN.
Mặc dù vậy, có ý kiến lưu ý con số 195.000 tỷ đồng là mức dự toán, mức thực hiện có thể tăng cao hơn, do các khoản thu từ đất (chỉ dành để đầu tư phát triển) năm 2015 cao vượt dự tính, giải ngân ODA cũng cao hơn đồng so với dự toán. Theo tính toán, nhiều khả năng mức thực hiện chi đầu tư phát triển năm 2015 có thể cao hơn khoảng 50.000 tỷ đồng so với dự toán. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, rút kinh nghiệm các năm trước, năm nay khi đưa ra dự toán, Bộ Tài chính đã tính con số giải ngân ODA sát với thực tiễn hơn, vào khoảng 50.000 tỷ đồng. Bình luận về tình hình thực hiện ngân sách 2015 và dự toán 2016, nhiều ý kiến đại biểu ghi nhận những điểm tích cực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, trong khi giá dầu thô giảm một nửa so với dự toán, làm ngân sách giảm thu 63.000 tỷ đồng thì với sự nỗ lực, quyết tâm cao, tổng thu ngân sách vẫn vượt 16.400 tỷ đồng so với dự toán. Công tác dự toán năm 2016 cũng thể hiện những cố gắng lớn khi tỷ trọng chi thường xuyên giảm 2%, đặc biệt khi tới đây chuẩn nghèo được điều chỉnh, khiến chi an sinh xã hội tăng. Đồng thời, đại biểu Bùi Đức Thụ ghi nhận mức chi trả nợ năm nay dự kiến tích cực hơn, đảo nợ ít hơn so với năm trước, trong khi dự toán chi đầu tư phát triển vẫn cao hơn tới 31%, chưa kể khoản cân đối ngoài ngân sách. “Đó là một bước chuyển tích cực, dù rằng so với nhu cầu đầu tư của chúng ta hiện nay thì số đầu tư này còn hạn hẹp”, đại biểu Bùi Đức Thụ nhận xét. Thực tế này cũng là lý do để các đại biểu Quốc hội đồng tình với các đề xuất của Chính phủ về việc cho phép đa dạng hoá kỳ hạn phát hành TPCP, phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, giải pháp này được cho là phù hợp với tình hình tài chính kinh tế trong nước, đảm bảo lợi ích quốc gia./. H.Y |