【real vs barca 11-1】Khởi công dự án linh kiện điện tử 200 triệu USD và dự án chỉnh trang sông Tam Bạc hơn 557 tỷ đồng
Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.
Đề xuất điều chỉnh quy mô đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
TheởicôngdựánlinhkiệnđiệntửtriệuUSDvàdựánchỉnhtrangsôngTamBạchơntỷđồreal vs barca 11-1o thông tin của Baodautu.vn, liên danh Vingroup – Techcombank vừa có văn bản gửi UBND 2 tỉnh: Bình Phước và Đắk Nông liên quan đến Dự án đầu tư tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức PPP.
Tại văn bản này, Vingroup - Techcombank đề nghị UBND 2 tỉnh: Bình Phước và Đắk Nông sớm xem xét, hướng dẫn, có ý kiến thống nhất đối với 3 nội dung để Liên danh chỉ đạo các đơn vị tư vấn tổ chức triển khai thực hiện, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự ántrình cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo tiến độ dự án.
Cụ thể, liên quan đến hạn mức nguồn vốn tham gia của nhà đầu tư vào Dự án, Vingroup – Techcombank cho biết là tại cuộc họp về Dự án hồi tháng 6/2022, lãnh đạo Chính phủ đã có ý kiến yêu cầu liên danh thu xếp nguồn vốn tham gia dự án dự kiến tối đa khoảng 10.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở tình hình của thị trường tài chính, biến động về thanh khoản và lãi suất, căn cứ khả năng và năng lực thu xếp vốn, Vingroup - Techcombankmột lần nữa khẳng định tổng số vốn dự kiến tối đa mà nhà đầu tư có thể thu xếp tham gia vào dự án là 16.000 tỷ đồng.
Đối với số vốn còn lại, liên danh nhà đầu tư đề nghị UBND 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước báo cáo Thủ tướng xem xét hỗ trợ bổ sung thêm từ nguồn vốn ngân sách của địa phương hoặc trung ương để đảm bảo tổng mức đầu tư thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, với ổng mức đầu tư dự kiến của Dự án như phương án đề xuất khoảng 33.000 tỷ đồng, sau khi chạy phương án tài chính, liên danh nhà đầu tư cho biết, thời gian hoàn vốn của Dự án là trên 30 năm (thông thường các dự án PPP đã được duyệt ít nhất phải dưới 25 năm mới được coi là Dự án khả thi).
Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi tài chính, Vingroup – Techcombank đề xuất UBND 2 tỉnh Đắk Nông, Bình Phước xem xét có thể giảm quy mô, khối lượng ở một số các hạng mục, hoặc chia ra đầu tư phân kỳ ở các giai đoạn sau.
Các phương án được liên danh nhà đầu tư đề xuất gồm: cắt giảm (bỏ) đoạn tuyến nối 8,1km; giảm quy mô mặt cắt ngang từ 4 làn xe hoàn chỉnh (4 làn xe chạy, 2 làn khẩn cấp, mặt cắt ngang 24,75m) xuống thành 4 làn xe hạn chế (gồm 4 làn xe chạy và thiết kế các điểm dừng khẩn cấp 2-3km/1 điểm, mặt cắt ngang 17m); rà soát các đoạn đường gom thực sự cần thiết mới đầu tư; giai đoạn đầu ranh giới dự án đến đâu thực hiện GPMB đến đó.
Nội dung thứ ba mà Vingroup – Techcombank đề nghị làm rõ liên quan đến đến việc áp dụng chỉ số giá trên địa bàn hai tỉnh để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của Dự án sẽ thực hiện dự kiến từ năm 2023-2024 trở đi.
Được biết, hiện đang có sự chênh lệch khá lớn về chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong các kịch bản áp dụng chỉ số giá của hai tỉnh Đắk Nông và Bình Phước cho Dự án, chưa tính đến biến động của lạm phát gần đây sẽ làm yếu tố trượt giá có thể tăng thêm và do biến động của thanh khoản và lãi suất trên thị trường tiền tệ, giá vốn của các ngân hàng thương mại đến thời điểm hiện tại tăng, mức lãi suất cho vay trung dài hạn đang ở mức lãi 12%-13% và có xu hướng tăng thêm nữa.
Vào cuối tháng 5/2022, Bộ GTVT đã chấp thuận giao nhiệm vụ lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án cho Liên danh Vingroup – Techcombank.
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Tập đoàn Vingroup, thay mặt cho liên danh, đã lựa chọn và ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế với Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam để lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án và hợp đồng tư vấn quản lý dự án với Ban Quản lý dự án 2 (Bộ GTVT).
Theo kết quả báo cáo cuối kỳ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án ngày 17/8/2022 đã báo cáo UBND 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước, tổng mức đầu tư của Dự án theo phương án đang đề xuất khoảng 33.000 tỷ đồng (bao gồm cả lãi vay). Đây là thách thức rất lớn trong bối cảnh lưu lượng xe trên tuyến không cao, dẫn tới thời gian hoàn vốn kéo dài nếu không nhận được hỗ trợ của Nhà nước,
Đề xuất đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2 bằng vốn ngân sách
UBND tỉnh Tiền Giang vừa có công văn 5668/UBND – TH gửi Bộ GTVT về việc đầu tư mở rộng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Một đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. |
Liên quan đến phương án đầu tư, UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện Trung ương đang triển khai đầu tư các tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu bằng nguồn vốn ngân sách. Do vậy, UBND dân tỉnh Tiền Giang nhận thấy việc đầu tư giai đoạn 2 bằng nguồn vốn ngân sách do Trung ương hỗ trợ sẽ phù hợp với tình hình thực tế của Dự án.
Về các hình thức đầu tư khác (BOT, BTL, BLT) như theo gợi ý của Bộ GTVT, lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Về năng lực thực hiện khi được giao làm cơ quan chủ quản,UBND tỉnh Tiền Giang cho biết hiện địa phương này đang được giao là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 theo hình thức hợp đồng BOT. Vì vậy, tỉnh này đáp ứng các điều kiện để làm Cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2.
Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 được Bộ GTVT phê duyệt vào tháng 10/2014, điều chỉnh vào tháng 6/2017, trong đó thực hiện phân kỳ với bề rộng nền đường 17m gồm 4 làn xe cao tốc rộng 3,5m và dải phân cách giữa; có bố trí điểm dừng xe khẩn cấp ngắt quãng.
Theo UBND tỉnh Tiền Giang, trong thời gian khai thác miễn phí từ ngày 30/4/2022 và khai thác chính thức có thu phí từ ngày 09/8/2022 đã xuất hiện một số vấn đề cấp bách, trong đó có việc lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hiện nay khá lớn. Do quy mô đầu tư giai đoạn 1 được tính toán dựa trên lượng xe cách đây hơn 10 năm, đến nay không còn phù hợp với sự gia tăng của phương tiện và nhu cầu của người dân.
Bên cạnh đó, Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 (giai đoạn phân kỳ), chưa có làn dừng khẩn cấp mà chỉ bố trí các điểm dừng xe khẩn cấp có chiều rộng khoảng 2m bao gồm vạch sơn (toàn tuyến có 11 điểm dừng khẩn cấp ở hai bên tuyến với khoảng cách trung bình 10km/1 dải/1 chiều), việc bố trí này không khả thi trong quá trình khai thác sử dụng vì khi xe gặp sự cố không thể tự chạy tới điểm dừng, đồng thời phương tiện cứu nạn, cứu hộ sẽ không kịp thời xử lý các sự cố ở mọi vị trí theo thời gian quy định của chỉ dẫn kỹ thuật.
Trước đó, Bộ GTVT đã có công văn gửi UBND TP.HCM; UBND các tỉnh: Tiền Giang, Long An về việc triển khai nghiên cứu đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. Tại công văn này, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang báo cáo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh chấp thuận, thông qua phương án đề xuất tiếp tục làm cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu triển khai thực hiện dự án đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh, thành phố nhận nhiệm vụ làm cơ quan có thẩm quyền đối với các dự án nói trên sơ bộ đánh giá, làm rõ sự cần thiết đầu tư, quy mô và phương án đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao Cơ quan có thẩm quyền.
Lâm Đồng chưa thu hút được các dự án đầu tư lớn, có tính chất động lực
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng vừa báo cáo UBND tỉnh về tình hình thu hút đầu tưcác Dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách.
Theo đó, qua đánh giá tình hình thu hút đầu tư 9 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, chưa thu hút được các dự án đầu tư lớn, có tính chất động lực, lan tỏa; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa khai thác được tiềm năng thế mạnh, chưa huy động và khơi thông nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và nhà đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo văn bản của UBND tỉnh về thực hiện đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Theo dự thảo này, thời gian qua, mặc dù có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệpquan tâm, mong muốn đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng; đã có nhiều đồ án quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt như Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Cát Tiên, Lâm Hà; Quy hoạch chung thị trấn Di Linh, các đồ án quy hoạch phân khu tại thành phố Đà Lạt và các đô thị khác…
Đây là tiền đề quan trọng để quản lý và triển khai thu hút đầu tư. Ngoài ra, trên cơ sở đề xuất của các sở ban ngành, địa phương, ngày 27/1/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 184/QĐ-UBND phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, UBND tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 14 dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đầu tư 5.140,01 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 161,47 ha, tăng về số vốn đăng ký.
Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, chưa huy động và khơi thông nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và nhà đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực các ngành kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình thu hút đầu tư gặp khó khăn, trong đó có nguyên nhân của công tác chuẩn bị đầu tư chưa tốt, tiến độ lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương dự án đầu tư của các sở, ban, ngành, địa phương rất chậm, chất lượng hồ sơ chưa cao.
Chấp thuận chủ trương đầu tư KCN Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) vốn gần 160 triệu USD
Ngày 17/10, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1255/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1), TP. Cần Thơ.
Trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện có 8 khu công nghiệp tập trung. Trong ảnh: Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) nhìn từ sông Hậu |
Dự án có quy mô diện tích 293,7 ha, địa điểm thực hiện tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ, do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP; Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore và Công ty CP Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore đầu tư.
Vốn đầu tư của dự án là 3.717.934.951.335 đồng, tương đương 159.911.181 USD. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư 557.690.242.700 đồng, tương đương 23.986.677 USD; vốn huy động 3.160.244.708.635 đồng, tương đương 135.924.504 USD. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Tại Quyết định nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về những nội dung được giao thẩm định chủ trương đầu tư dự án và thực hiện quản lý nhà nước về khu công nghiệp theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 33, điểm i khoản 2 Điều 69 Luật đầu tư và pháp luật có liên quan.
Các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 69 Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.UBND tỉnh Bình Dương đảm bảo, giám sát và kiểm tra việc góp đủ vốn của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP để thành lập tổ chức kinh tế thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp.
UBND TP. Cần Thơ đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về sự phù hợp của dự án với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức lập và phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Thạnh theo quy định của pháp luật về xây dựng; đảm bảo cơ cấu sử dụng đất của dự án và khoảng cách an toàn về môi trường tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.UBND TP. Cần Thơ tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành kiểm tra, xác định tổ chức kinh tế thực hiện dự án đáp ứng điều kiện được Nhà nước cho thuê đất tại thời điểm cho thuê đất.
Bảo đảm điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án; không được chuyển phần diện tích quy hoạch phát triển KCN Vĩnh Thạnh còn lại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sang mục đích sử dụng khác khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, chỉ đạo UBND huyện Vĩnh Thạnh phối hợp với nhà đầu tư thực hiện xây dựng nhà ở để bố trí tái định cư cho người dân bị thu hồi đất tại khu vực thực hiện dự án theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 35 Luật Nhà ở; tránh tình trạng khiếu nại, khiếu kiện trong quá trình thực hiện dự án. Nhà ở để phục vụ tái định cư phải có đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy định tại khoản 6 Điều 35 Luật Nhà ở và phải tuân thủ yêu cầu đối với phát triển nhà ở quy định tại Điều 14 Luật Nhà ở…
Tính đến nay, trên địa bàn TP. Cần Thơ có 8 khu công nghiệp tập trung, gồm: KCN Trà Nóc 1, KCN Trà Nóc 2, KCN Hưng Phú 1, KCN Hưng Phú 2A, KCN Hưng Phú 2B, KCN Thốt Nốt giai đoạn 1, KCN Vĩnh Thạnh và KCN Ô Môn - Cần Thơ.
Theo Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, trong 9 tháng đầu năm 2022, các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ đã cấp 6 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký 34,14 triệu USD; điều chỉnh 5 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng 2,34 triệu USD.
Lũy kế đến nay, các khu công nghiệp Cần Thơ có 256 dự án còn hiệu lực thuê 393,51 ha đất công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,659 tỷ USD; vốn đầu tư đã thực hiện 1,077 tỷ USD, chiếm 65% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, có 228 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,245 tỷ USD; 28 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 404,27 triệu USD, và 1 dự án ODA đang hoạt động có vốn đầu tư 9,49 triệu USD.
Hậu Giang: Đầu tư vào khu công nghiệp phải góp ngân sách từ 10 tỷ đồng/ha mỗi năm
Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa ký Quyết định về việc ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư vào khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh.
Khu công nghiệp Sông Hậu (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) |
Quy định này là cơ sở để lựa chọn nhà đầu tư và Dự án đầu tư đáp ứng các tiêu chí được ban hành tại bước quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất; đáp ứng các ngành nghề, tiêu chí được phê duyệt theo quy định này.
Theo đó, về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào KCN, vốn sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án có tối thiểu từ 20% (đối với dự án có diện tích dưới 20 ha) và 15% (đối với dự án có diện tích từ 20 ha trở lên) so với tổng mức đầu tư dự án, ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư có vốn chủ sở hữu cao hơn.
Về tiêu chí đóng góp ngân sách, dự án đầu tư có đóng góp vào ngân sách tỉnh từ 10 tỷ đồng/năm/ha sau thời gian ưu đãi thuế (ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư đóng góp cao nhất và sử dụng nguồn nguyên liệu của địa phương từ 70% trở lên). Suất đầu tư dự án là từ 50 tỷ đồng/ha trở lên (trừ ngành kho bãi).
Dự án đầu tư có phương án quản lý, bảo vệ môi trường khả thi và thân thiện môi trường; ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, sử dụng lao động có tay nghề cao (ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương).
Nhà đầu tư đạt được các tiêu chí trên và phù hợp ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh thì được cơ quan đăng ký đầu tư xem xét thực hiện quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư theo quy định.
Đối với tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, vốn sở hữu của nhà đầu tư có tối thiểu từ 15% so với tổng mức đầu tư dự án. Về kinh nghiệm, nhà đầu tư đã triển khai ít nhất 1 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN tương đương tại các tỉnh, thành: Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội và TPHCM và đã lấp đầy 60% trở lên.
Các ngành nghề được tỉnh ưu tiên gồm: các ngành, lĩnh vực công nghệ, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường; kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất thiết bị điện; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu; sản xuất, chế biến sản phẩm từ lương thực, thực phẩm; chế biến thức ăn chăn nuôi và thức ăn nuôi trồng thủy sản; sản xuất sản phẩm đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ uống; công nghệ chế biến, chế tạo khác; ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp, sản xuất, lắp ráp xe máy, ô tô và các ngành cơ khí khác, dịch vụ hậu cần logistics…
Đà Nẵng thu hút thêm dự án 20 triệu USD vào Khu công nghệ cao
Ngày 18/10, ông Phạm Trường Sơn, Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trung tâm Nghiên cứu và Lưu trữ mô - tế bào gốc châu Á của Công ty cổ phần công nghệ cao Châu Á.
Phối cảnh dự án Trung tâm nghiên cứu và lưu trữ mô - Tế bào gốc Châu Á. |
Dự án được UBND thành phố thống nhất chủ trương cho phép nghiên cứu đầu trên diện tích 1 ha tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Tổng vốn đăng ký đầu tư của Dự án là là 454,7 tỷ đồng, tương đương 20 triệu USD.
Dự án này được Cục Khoa học - Công nghệ và Đào tạo – Bộ y tế ủng hộ, đề xuất định hướng khuyến khích đầu tư, với mục tiêu bao gồm: Nghiên cứu và lưu trữ tế bào gốc từ tủy xương, cuống rốn (ngân hàng tế bào gốc).
Đồng thời nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học trong y học, cụ thể là công nghệ tế bào gốc trong lĩnh vực y học tái tạo; Nghiên cứu liệu pháp tế bào phục vụ cho các mục đích thẩm mỹ; Nghiên cứu nguyên bào sợi (tế bào da) cho mục đích thẩm mỹ; Nghiên cứu tế bào biệt hóa và kỹ thuật mô) và Đào tạo nhân lực chuyên về tế bào và sinh học phân tử.
Công ty cổ phần công nghệ cao Châu Á cho biết, sẽ khẩn trương triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng Trung tâm theo đúng kế hoạch đề ra, phấn đấu sớm hoàn thành công trình và đi vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, đồng thời xúc tiến thu hút nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cao trong và ngoài nước về thành phố Đà Nẵng.
Ông Phạm Trường Sơn cho rằng, với những nền tảng về kinh nghiệm và năng lực tài chính của nhà đầu tư, cũng như công nghệ đầy tiềm năng trong lĩnh vực sinh học tế bào sẽ được triển khai nghiên cứu và phát triển, Dự án sẽ đảm bảo tiến độ, đưa vào khai thác đúng kế hoạch và phát huy được hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng nói riêng, cũng như với môi trường đầu tư của thành phố nói chung.
Trung tâm Nghiên cứu và lưu trữ mô - tế bào gốc Châu Á là dự án thứ 26 đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng, nâng tổng vốn đăng ký đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng lên 5.985 tỷ đồng và 607,6 triệu USD.
Theo Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã cấp mới cho 17 dự án đầu tư; trong đó 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 65 triệu USD, 14 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 3.189,58 tỷ đồng. Điều chỉnh 73 lượt dự án, trong đó có 22 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng là 432 tỷ đồng và 27,52 triệu USD.
Lũy kế đến nay, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã thu hút 513 dự án, trong đó 383 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 29,660 tỷ đồng với 130 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1,919 triệu USD.
Hà Nội: Đầu tư 705 tỷ đồng xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài
UBND Thành phố Hà Nội vừa có Văn bản số 267/QĐ-UBND về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài (đoạn từ Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm đến vị trí ranh giới với khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông).
Bản đồ quy hoạch đường Lê Quang Đạo kéo dài. |
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài (đoạn từ Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm đến vị trí ranh giới với khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông) được UBND Thành phố Hà Nội giao UBND quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư.
Mục tiêu xây dựng tuyến đường nhằm hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và giao thông theo quy hoạch chung của quận Nam Từ Liêm và Thành phố Hà Nội; tăng cường năng lực giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và quận Nam Từ Liêm.
Với quy mô tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài có chiều dài khoảng 2.673m. Điểm đầu tại nút giao với Đại lộ Thăng Long, thuộc địa phận phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm; điểm cuối tại vị trí ranh giới với Khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông.
Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài có chiều dài khoảng 2.673m. Điểm đầu tại nút giao với Đại lộ Thăng Long, thuộc địa phận phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm; điểm cuối tại vị trí ranh giới với Khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông.
Tuyến đường thiết kế theo tiêu chuẩn đường liên khu vực, vận tốc thiết kế V =60km/h.
Các hạng mục đầu tư chủ yếu: Nền, mặt đường, cầu vượt sông Nhuệ, hè đường, cây xanh, cống ngang đường, hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, điện chiếu sáng, hào kỹ thuật, cấp nước và phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông và các hạng mục phụ trợ khác.
Diện tích sử dụng đất khi xây dựng dự án khoảng 11,86ha. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 705 tỷ đồng.
UBDN Thành phố yêu cầu UBND quận Nam Từ Liêm chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chuẩn xác của khối lượng, kinh phí, kết quả tính toán kết cấu và tính hợp pháp của hồ sơ trình phê duyệt và năng lực của các tổ chức, cá nhân khảo sát, lập dự án.
Bộ trưởng Tài chính nói gì về thu phí dịch vụ cao tốc đầu tư bằng ngân sách
Việc xây dựng chính sách thu tiền sử dụng dịch vụ đường cao tốc do nhà nước đầu tư cần được đánh giá tác động kỹ lưỡng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh trong báo cáo gửi đến Quốc hội.
Đây là báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.
Công tác chỉ đạo điều hành, kết quả thực hiện và phương hướng thời gian tới của 12 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất phương án thu phí dịch vụ đối với các tuyến đường cao tốc đầu tư bằng ngân sách nhà nước, được Bộ trưởng nêu tại báo cáo này.
Cụ thể, Bộ trưởng cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Thông báo số 217/TB-VPCP ngày 23/8/2021 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính đã tổ chức một số cuộc họp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộTư pháp về nghiên cứu, đề xuất phương án thu phí dịch vụ đối với các tuyến đường cao tốc đầu tư bằng ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số số 192/TTr-BTC ngày 24/8/2022 báo cáo Chính phủ về việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do nhà nước đầu tư.
Văn phòng Chính phủ đã có công văn đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, làm việc với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan để trao đổi, thống nhất các nội dung về thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do nhà nước đầu tư trước khi trình Chính phủ theo đúng quy định, trong đó lưu ý làm rõ căn cứ, cơ sở đề xuất hình thức văn bản phù hợp trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ về việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do nhà nước đầu tư.
Về kết quả thực hiện và phương hướng thời gian tới, theo báo cáo, hiện nay, Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến của Bộ Giao thông vận tải để báo cáo Chính phủ theo yêu cầu tại công văn ngày 9/9/2022.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trình bày rằng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Bộ Tài chính nhận thấy đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và chưa có tiền lệ.
"Việc xây dựng chính sách thu tiền sử dụng dịch vụ đường cao tốc do nhà nước đầu tư cần được đánh giá tác động kỹ lưỡng, trong đó đánh giá tác động đến các đối tượng sử dụng dịch vụ (người dân), tác động đến kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,... Bên cạnh đó, cần đánh giá tổng thể các quy định pháp luật hiện hành đảm bảo sự đồng bộ, khả thi" - báo cáo của Bộ trưởng có đoạn.
Theo đó, trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phương án thu phí dịch vụ đối với các tuyến đường cao tốc đầu tư bằng ngân sách nhà nước cho phù hợp.
Khánh Hòa ra “tối hậu thư” về tiến độ đối với 6 dự án trọng điểm
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan đôn đốc và sớm đưa vào hoạt động các Dự án trọng điểm của tỉnh, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo quy định.
Đó là Bệnh viện Đa khoa Yersin Nha Trang (đưa công trình vào hoạt động trong Quý I/2023), Bệnh viện Ung bướu tỉnh Khánh Hòa (đưa công trình vào hoạt động trước Tết Nguyên đán năm 2023); Tỉnh lộ 3, Đường Vành đai 2 (đưa công trình vào hoạt động trong tháng 10/2022); Nút giao thông Ngọc Hội (thông tuyến từ Diên Khánh đến Nha Trang trước Tết Nguyên đán 2023 và hoàn thành tuyến trong năm 2023), Công trình cây xanh trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (hoàn thành trước Tết Nguyên đán năm 2023).
UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định không thực hiện gia hạn cho bất kỳ dự án nào chậm tiến độ và sẽ xem xét trách nhiệm người đứng đầu nếu không hoàn thành dự án theo đúng tiến độ đề ra.
Quảng Bình lại đề xuất xã hội hóa đầu tư Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới
UBND tỉnh Quảng Bình vừa có công văn gửi Bộ GTVT về việc triển khai Dự án Nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới.
Theo ông Phan Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, Cảng hàng không Đồng Hới có công suất thiết kế 500.000 hành khách/năm. Đây là một trong những Cảng hàng không quan trọng tại khu vực Bắc Trung Bộ, phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không đến với tỉnh Quảng Bình và các tỉnh lân cận.
Cảng hàng không Đồng Hới - Quảng Bình. |
Năm 2018, Cảng hàng không Đồng Hới đã được Bộ GTVT đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách đạt công suất 3 triệu hành khách/năm và các hạng mục kết cấu hạ tầng đồng bộ; mở rộng sân đỗ tàu bay đồng bộ với nhà ga, dự kiến thực hiện năm 2019 - 2021.
Trên cơ sở đó, năm 2021, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã nghiên cứu, đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới. Chủ trương đầu tư Dự án đã được các bộ, ngành, cơ quan liên quan tham gia ý kiến thẩm định và thống nhất chủ trương xây dựng.
Tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Bình ngày 22/12/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo ACV có văn bản cam kết tiến độ, lộ trình cụ thể, vốn đầu tư thực hiện Dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ; trường hợp ACV không có khả năng thực hiện khởi công dự án trong năm 2022, giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với tỉnh kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới.
Vào cuối tháng 4/2022, ACV đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Bình, trong đó, đơn vị đang khai thác Cảng hàng không Đồng Hới cho biết là do không bố trí được nguồn vốn, Dự án nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới sẽ được thực hiện giai đoạn sau năm 2025.
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, việc sớm đầu tư xây dựng nâng công suất phục vụ của Cảng hàng không Đồng Hới là cần thiết và đã được một số nhà đầu tư quan tâm đề xuất nghiên cứu đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa.
“UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Bộ GTVT đề xuất Chính phủ cho phép nghiên cứu đầu tư, khai thác Cảng hàng không Đồng Hới theo hình thức xã hội hóa”, ông Phan Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Đây là lần thứ hai trong 5 tháng qua, UBND tỉnh Quảng Bình có kiến nghị tới Bộ GTVT về việc sớm kêu gọi xã hội hóa đầu tư Dự án Nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới thay vì phải đợi ACV đầu tư trong giai đoạn sau năm 2025.
Trước đó, vào tháng 2/2022, Bộ GTVT đã có công văn yêu cầu ACV bố trí vốn để khởi công nhà ga T2, cảng hàng không Đồng Hới trong năm 2022. ACV phải xây dựng tiến độ và cam kết bố trí vốn để bảo đảm khởi công dự án.
Trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng khởi công cần sớm báo cáo cơ quan quản lý, Bộ GTVT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình nghiên cứu phương án huy động nguồn lực đầu tư theo quy định.
Nhà ga hành khách T1, cảng hàng không Đồng Hới có công suất 500.000 khách mỗi năm, hiện đã khai thác vượt thiết kế. Năm 2019 là hơn 539.000 khách, năm 2020, dù do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng sản lượng hành khách vẫn đạt trên 487.000. Việc khai thác vượt công suất thiết kế ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, điều kiện an ninh an toàn tại cảng.
Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, việc đầu tư xây dựng nhà ga mới tại cảng hàng không Đồng Hới là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khai thác tại sân bay Đồng Hới hiện tại và trong các giai đoạn tiếp theo.
Nghệ An khởi công dự án sản xuất linh kiện điện tử, tổng vốn 200 triệu USD
Ngày 20/10, tại Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đã diễn ra Lễ khởi công Dự án sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH Công nghệ Everwin Precision Việt Nam do Everwin Precision Hong Kong Company Limited đầu tư.
Dự án này được Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào ngày 6/1/2021, với quy mô diện tích hơn 43 ha.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Tập đoàn Everwin, VSIP Nghệ An, huyện Hưng Nguyên thực hiện nghi thức khởi công dự án. |
Đây là dự án chuyên sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị truyền thông và các sản phẩm điện tử dân dụng, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 400 triệu USD, trong đó giai đoạn I là 200 triệu USD, công suất thiết kế 270 triệu sản phẩm/năm.
Dự kiến đến tháng 9/2023, dự án sẽ đi vào hoạt động và sử dụng khoảng 8.000 lao động vào năm 2025, trong đó bắt đầu tuyển dụng và sử dụng khoảng 2.000 lao động vào năm 2023; đặc biệt dự án có khu lưu trú cho khoảng 12.400 chuyên gia và người lao động với đầy đủ các công trình tiện ích.
Các sản phẩm chính của Everwin Precision Việt Nam gồm vỏ, linh kiện và bộ phận bằng kim loại, lắp ráp dây cáp, các bộ phận từ nhựa ứng dụng cho thiết bị thông minh và ô tônăng lượng mới.
Ông Wong Mannon Man, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Everwin Precision Việt Nam bày tỏ lời cảm ơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An để Everwin Precision Hong Kong Company Limited sớm triển khai dự án tại Khu công nghiệp VSIP Nghệ An và cam kết sẽ triển khai dự án đúng tiến độ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh Nghệ An.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung hy vọng và tin tưởng rằng, khi giai đoạn I của dự án đi vào hoạt động sẽ tạo động lực để Everwin Precision Hong Kong Company Limited tiếp tục mở rộng, đầu tư dự án giai đoạn tiếp theo, cũng như thu hút thêm nhiều nhà đầu tư khác quan tâm, đầu tư tại tỉnh Nghệ An.
Qua đó, mang lại những lợi ích thiết thực và hiệu quả cho chính các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả cao, góp phần tạo điều kiện và động lực quan trọng cho tỉnh Nghệ An phát triển nhanh và bền vững.
Xác định Everwin Precision Hong Kong Company Limited cùng các tập đoàn sản xuất điện tử, công nghệ thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu đã đầu tư trên địa bàn tỉnh là những nhà đầu tư chiến lược, thời gian tới tỉnh Nghệ An cam kết sẽ tiếp tục sát cánh, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, thuận lợi và tin cậy cho nhà đầu tư, Chủ tịch tỉnh Nghệ An cam kết.
Được biết, Khu Công nghiệp VSIP Nghệ An hiện đã thu hút 30 dự án đầu tư (trong đó có 14 dự án FDI) với diện tích đất cho thuê 131,34 ha (trên tổng diện tích đất xây dựng nhà máy 263,23ha), đạt tỷ lệ lấp đầy 49,9% (dự kiến thu hút khoảng hơn 40.000 lao động địa phương); tỷ suất đầu tư bình quân của dự án thứ cấp trong Khu Công nghiệp VSIP Nghệ An đạt khoảng 115,08 tỷ đồng/ha.
Trước đó, vào ngày 22/9/2022, tại Khu công nghiệp Hoàng Mai I (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An), Tập đoàn Quốc tế Ju Teng (Đài Loan) đã khởi công Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện sản phẩm điện tử và phụ tùng ô tôJu Teng.
Đây là dự án chuyên sản xuất linh kiện điện tử máy vi tính, thiết bị ngoại vi của máy vi tính và phụ tùng, bộ phận phụ trợ cho xe ô tô, với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 200 triệu USD, sử dụng khoảng 6.000 - 9.000 lao động, trên diện tích hơn 120 ha đất.
Hải Phòng: Khởi công dự án chỉnh trang sông Tam Bạc giai đoạn 2 hơn 557 tỷ đồng
Sáng 21/10, lễ khởi công dự án chỉnh trang sông Tam Bạc giai đoạn 2 (đoạn từ cầu Lạc Long đến cầu Hoàng Văn Thụ) đã được diễn ra tại quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng.
Các đại biểu nhấn nút khởi công dự án chỉnh trang sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến cầu Hoàng Văn Thụ). Ảnh: Thanh Sơn |
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng khẳng định: “Việc cải tạo, chỉnh trang sông Tam Bạc giai đoạn 1 (đoạn từ cầu Lạc Long đến công viên Tam Bạc) đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng, góp phần chỉnh trang đô thị, đảm bảo môi trường sống cho người dân, trở thành điểm nhấn cảnh quan đô thị.
Để đảm bảo kết nối thông suốt, đồng bộ cảnh quan với dải trung tâm thành phố, lễ khởi công Dự án chỉnh trang sông Tam Bạc giai đoạn 2 ngày hôm nay sẽ tiếp tục góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực, tạo ra hướng phát triển, có sức hút trong phát triển du lịch dịch vụ, đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị của quận Hồng Bàng nói riêng và TP.Hải Phòng nói chung”.
Mục tiêu đầu tư Dự án là chỉnh trang, kè sông Tam Bạc, sông Cấm đoạn từ cầu Lạc Long đến cầu Hoàng Văn Thụ. Cải tạo, mở rộng đường giao thông ven sông Tam Bạc và sông Cấm, đường Nguyễn Thượng Hiền nhằm nâng cao khả năng kết nối, giảm ách tắc giao thông, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông của quận Hồng Bàng nói riêng và thành phố nói chung; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ ngầm và thay thế toàn bộ tuyến đường dây (cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc...) để bảo đảm cảnh quan khu vực, tạo điểm nhấn về cảnh quan kiến trúc phục vụ nhân dân, thu hút khách du lịch, là không gian đi bộ trong tương lai.
Dự án chỉnh trang sông Tam Bạc giai đoạn 2 (đoạn từ cầu Lạc Long đến cầu Hoàng Văn Thụ) có tổng mức đầu tư 557,515 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách thành phố, sẽ hoàn thành vào năm 2024.
Dự án có quy mô xây dựng tuyến kè dọc sông Tam Bạc và sông Cấm với chiều dài 819m bằng cọc ván bê tông cốt thép; Cải tạo mở rộng đường Tam Bạc với chiều dài 130,14m, chiều rộng lòng đường 35m (đoạn từ mom Thủy Đội đến đường Cù Chính Lan); Cải tạo mở rộng đường Bến Bính với chiều dài 187,86m, chiều rộng lòng đường 35-55m (đoạn từ đường Cù Chính Lan đến nút giao giữa đường Bến Bính và đường ven sông Cấm); Cải tạo chỉnh trang đường Nguyễn Thượng Hiền với chiều dài 130m, chiều rộng lòng đường 13,5m và xây dựng mời đường Nguyễn Thượng Hiền kéo dài, chiều dài 115m, chiều rộng lòng đường 13,5m (đoạn từ Cù Chính Lan đến đường Tam Bạc).
Về công tác giải phóng mặt bằng, Dự án có quy mô giải phóng mặt bằng đối với 78 hộ gia đình cá nhân và 15 tổ chức với tổng diện tích thu hồi đất là 5,64 ha thuộc địa bàn 02 phường Minh Khai và Sở Dầu. Tổng chi phí giải phóng mặt bằng là 203,521 tỷ đồng.
Đại diện liên doanh nhà thầu thi công Liên danh Công ty CP Trung Thủy - Công ty CP Tập đoàn Việt Úc cam kết tập trung huy động mọi nguồn lực tốt nhất, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký kết để hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và an toàn trong xây dựng công trình.
Tập đoàn Thăng Long muốn làm dự án du lịch trên 7.000 tỷ đồng vào Quảng Trị
Ngày 21/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng làm việc để nghe nhà đầu tư báo cáo đề xuất ý tưởng đầu tư các dự án về Tổ hợp Khu đô thị du lịch biển Cửa Tùng.
Theo ông Hưng, ngoài Tổ hợp Dự án do Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Thăng Long đề xuất, dịp này, UBND tỉnh còn có đề xuất đầu tư dự án Khu du lịch đô thị sinh thái Tà Đủ, huyện Hướng Hoá của Công ty TNHH B.J KOREA Quảng Trị .
Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Thăng Long đề xuất phương án đầu tư dự án Tổ hợp Khu đô thị du lịch biển Cửa Tùng. Tổng diện tích nghiên cứu lập dự án hơn 2.047 m2.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 7.600 tỷ đồng, nhằm hình thành khu thương mại, dịch vụ du lịch với hệ thống nhà ở liền kề, nhà ở biệt thự, bungalow…
Còn với nhà đầu tư là Công ty TNHH B.J KOREA Quảng Trị cũng báo cáo dự án Khu du lịch đô thị sinh thái Tà Đủ, huyện Hướng Hóa với diện tích nghiên cứu hơn 57 ha; tổng mức đầu tư hơn 150 tỷ đồng.
Mục tiêu dự án nhằm hình thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí…
Sau khi nghe các nhà đầu tư báo cáo ý tưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đồng ý chủ trương để các nhà đầu tư khảo sát nghiên cứu các dự án du lịch trên địa bàn.
UBND tỉnh mong muốn, sau khi được chấp nhận, nhà đầu tư cần khẩn trương tổ chức thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, ông Hưng cho hay.
UBND tỉnh cũng giao các sở ngành liên quan đông hành với nhà đầu tư, đối với những vướng mắc trong quá trình triển khai, yêu cầu các ngành chức năng và địa phương hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện các dự án.
Chủ tịch tỉnh Quảng Trị cũng lưu ý, đối với các dự án trên địa bàn các huyện miền núi, quan điểm của tỉnh là đưa việc bảo tồn văn hóa địa phương và bảo tồn thiên nhiên lên hàng đầu khi triển khai.
Vì vậy, các nhà đầu tư cần lưu ý cùng với tỉnh bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn văn hóa bản địa một cách tốt nhất, góp phần thúc đẩy phát triển du dịch bền vững.
相关文章
Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
Hôm nay (27/9), theo thông tin từ UBND phường Cẩm Thịnh (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh), v&agra2025-01-25Video cầu Crưm hoàn thành sửa chữa sau vụ tấn công khủng bố
RT đưa tin, đây là tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Marat Khusnullin v&agrav2025-01-25Trung Quốc chính thức thử nghiệm đồng Nhân dân tệ điện tử
Tân Hoa xã cho biết kể từ đầu tuần này, Chính phủ Trung Quốc sẽ bắt đầu thử nghiệm thanh toán bằng đ2025-01-25Tăng vốn sẽ giúp ngân hàng tăng khả năng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế
Tăng vốn sẽ giúp NH vừa tăng khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế vừa tăng khả năng chống chịu rủi2025-01-25Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 3%, giá dầu WTI tăng khoảng 5%.Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h2025-01-25Giá heo hơi hôm nay ngày 8/2/2024: Tăng cao nhất 2.000 đồng ngày 29 Tết
Giá heo hơi hôm nay ngày 6/2/2024: Giảm sâu nhất 2.000 đồng/kg ngày 27 Tết Giá heo hơi hôm nay ngày2025-01-25
最新评论