发布时间:2025-01-25 18:12:37 来源:88Point 作者:Thể thao
Tuổi đời 33,ữhộsinhcắtmáitócdàiđểcấpcứuchosảnphụnghinhiễbxh vdqg nga nhưng Nga cũng đã “chung thủy” với tóc dài 30 năm nay. Ấy thế mà quyết định cắt phăng đi mái tóc trân quý được cô quả quyết đưa ra chỉ sau vài giây suy nghĩ, bởi một tình huống “không còn lựa chọn”.
Nữ hộ sinh Cấn Thị Bích Nga |
Hộ sinh Cấn Thị Bích Nga sinh năm 1987, làm việc tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất, Hà Nội.
15h ngày 29/2, Nga và các đồng nghiệp nhận được thông báo khẩn: chuẩn bị cấp cứu cho sản phụ đang chuyển về từ một khu cách ly Covid-19. Bệnh nhân chưa có kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
“Bệnh nhân sắp tới nơi. Không khí lúc ấy như một cuộc chạy đua vậy”, Nga nhớ lại.
Giường sản khoa và máy móc, dụng cụ hỗ trợ ngay lập tức được vận chuyển từ Khoa Sản xuống Khoa Truyền nhiễm để đón bệnh nhân. Các nhân viên y tế được huy động nhanh chóng tập hợp.
Tất tả chạy xuống khu cách ly bệnh viện, Nga vội vơ lấy bộ quần áo chống dịch. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất tiếp nhận bệnh nhân có yếu tố dịch tễ Covid-19, nên cũng là lần đầu tiên nữ hộ sinh 33 tuổi mặc bộ đồ này.
Mái tóc vừa dài vừa dày của Nga khi ấy không thể vừa chiếc mũ bảo hộ. “Cứ đội mũ lên là tóc lại bị trễ sang một bên và rơi xuống”, Nga kể.
Thời gian bệnh nhân tới nơi chỉ còn tính bằng phút. Không do dự, Nga nhặt lên chiếc kéo cắt thuốc nằm sẵn ở trên bàn, gọi với bác sĩ Thành đang đứng gần đó: “Cắt hộ chị cái tóc. Ngắn nhất có thể nhé”.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành và hộ sinh Nga - Khoa Phụ sản, Bệnh viện ĐK Thạch Thất |
Chiếc kéo khá cùn khiến Thành phải mất khoảng 1 phút mới có thể giúp Nga hoàn thành việc cắt tóc. Xong xuôi, không kịp để tâm tới kết quả, hộ sinh Nga vội trùm kín mũ bảo hộ, đi vào phòng cấp cứu.
Nga bảo, việc cắt tóc gấp rút là tình huống “không thể lựa chọn”. Bởi, một phần để kịp giờ tiếp nhận bệnh nhân, một phần nếu sản phụ là ca dương tính nCoV thì mái tóc ngắn cũng sẽ giúp Nga dễ dàng hơn trong việc chăm sóc người bệnh.
15h30’, sản phụ 29 tuổi nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, ra huyết âm đạo rất nhiều. Bệnh nhân được chẩn đoán sảy thai ngoại viện. Tại phòng cấp cứu, bác sĩ tiến hành kiểm tra buồng tử cung, làm thủ thuật, xử lý chống nhiễm khuẩn và bù dịch. Hộ sinh Nga trực tiếp hỗ trợ bác sĩ trong phòng cấp cứu.
Khi sản phụ đã qua cơn nguy kịch, Nga tiếp tục làm nhiệm vụ theo dõi sức khỏe, chăm sóc bệnh nhân.
“Sản phụ là người từ Hàn Quốc về, chồng vẫn ở bên nước bạn, người thân cũng không được vào chăm nên tâm trạng có thể bất ổn. Sợ cô ấy nghĩ quẩn, tôi vừa cố gắng an ủi, vừa phải liên tục để mắt đến”, Nga tâm sự.
Đêm hôm ấy, Nga thức trắng cùng bệnh nhân.
Chị Nga (bên trái) và mái tóc khi chưa cắt ngắn |
Trong phút nghỉ ngơi lúc tạm cởi đồ bảo hộ, Nga giật mình khi nhìn vào gương. Mái tóc dài không còn nữa, thay vào đó là tóc ngắn cụt lủn, cắt vội nên rất nham nhở.
Đám cưới của em gái sắp diễn ra, Nga đã dự định sẽ làm kiểu tóc uốn thật đẹp. Nhưng bây giờ thì không thể nữa.
Một vài hôm sau, khi sản phụ có kết quả âm tính nCoV và sức khỏe đã tốt trở lại, Nga mới đi sửa tóc. Cô chủ tiệm lắc đầu: “Tóc ngắn quá. Không thể sửa được nữa”.
Trở về gặp gia đình, cậu con trai út 4 tuổi thậm chí không thể nhận ra nữ hộ sinh. Một lúc sau, cháu mới quen và theo mẹ.
“Đúng là tôi rất buồn và tiếc vì cắt đi mái tóc của mình. Nhưng biết làm sao được, đó là trách nhiệm nghề nghiệp của mình”, hộ sinh Nga nói.
Phần tóc được cắt bỏ, các đồng nghiệp đã giữ và gửi lại cho Nga. Cô trân quý đem cất vào một góc riêng trong tủ. Nhiều người khuyên, phần tóc vừa dài vừa đẹp, hay là đem bán đi khỏi phí, nhưng Nga vẫn quyết định giữ lại làm kỷ niệm.
Cô bảo, mấy khi cắt tóc, và cũng mấy khi được cắt tóc trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy.
“Nếu quay ngược lại thời điểm ấy, tôi vẫn quyết định như vậy thôi. Việc cấp cứu bệnh nhân và bảo hộ cho bản thân vẫn phải là ưu tiên số một”, Nga chia sẻ.
Nguyễn Liên
- Trong những mẩu chuyện bác sĩ Bảo viết, có hình bóng của nữ điều dưỡng cả ngày thấp thỏm chờ tin con bình an, có những giấc mơ vội trước khi tiếng còi hú quen của xe cấp cứu đánh thức,…
相关文章
随便看看