Kinh doanh miễn thuế “lao đao” vì dịch Covid-19Dịch Covid-19 kéo dài trong thời gian qua,ảicứudoanhnghiệpkinhdoanhhàngmiễnthuếgặpkhódodịlich thi đau c1 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu. Các DN buộc phải tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Việt Nam và các nước hầu như đóng cửa biên giới, đặc biệt là qua đường hàng không, dẫn đến hoạt động xuất nhập cảnh (XNC) gần như ngừng trệ, trong khi đó đối tượng khách XNC là đối tượng chủ yếu để cửa hàng miễn thuế bán hàng. | Cán bộ hải quan tiếp nhận tờ khai của DN. Ảnh: Minh Thi |
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), tính đến tháng 8/2021, trong 159 kho, cửa hàng miễn thuế đã được Tổng cục Hải quan xác nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế của 50 DN thì có 15 cửa hàng miễn thuế và 14 kho chứa hàng miễn thuế thuộc 12 DN đã được cục hải quan tỉnh, thành phố thông báo về việc tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế. Trong đó có 10 cửa hàng miễn thuế và 9 kho chứa hàng miễn thuế tính đến tháng 8/2021 đã hết thời hạn 6 tháng tạm dừng. 1 cửa hàng miễn thuế sau khi được Tổng cục Hải quan cấp đã quá 6 tháng nhưng chưa đưa vào hoạt động. Như vậy, cho đến nay có 20 cửa hàng miễn thuế phải thực hiện việc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 67/2020/NĐ-CP. Hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế nơi có hoạt động hàng không đón khách quốc tế lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, DN kinh doanh hàng miễn thuế “lao đao” vì bị dừng hoạt động kinh doanh trong trường hợp bất khả kháng do dịch Covid-19. Cơ quan hải quan đã nhận được kiến nghị của một số DN kinh doanh hàng miễn thuế và ý kiến của cục hải quan các tỉnh, thành phố đề nghị xem xét, cho phép các DN kinh doanh hàng miễn thuế được kéo dài thêm thời gian tạm dừng hoạt động cửa hàng miễn thuế. Không thu hồi giấy phép trong thời gian dịch Covid-19Với diễn biến tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp thì số lượng các cửa hàng miễn thuế tạm dừng và hết thời hạn tạm dừng sẽ còn tăng thêm. Đề xuất của DN muốn được kéo dài thêm thời gian tạm dừng hoạt động cửa hàng miễn thuế là chính đáng, cơ quan hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ giải pháp tháo gỡ cho DN. Được biết, để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bộ Tài chính đã có báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý theo hướng: Trường hợp hoạt động kinh doanh cửa hàng miễn thuế phải tạm dừng, không đưa vào hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì DN được tự động gia hạn thời gian tạm dừng hoạt động, không thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh hàng miễn thuế trong thời gian dịch bệnh cho đến thời điểm không quá 6 tháng kể từ khi cơ quan, người có thẩm quyền công bố hết dịch bệnh. Biện pháp này sẽ giúp DN vượt qua khó khăn thách thực hiện nay. Nếu thực hiện thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế đối với các trường hợp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, hoặc DN đã được xác nhận đủ điều kinh doanh hàng miễn thuế nhưng chưa đưa vào hoạt động sẽ gây ra các khó khăn, tăng chi phí cho DN. Không được gia hạn hoạt động, DN phải xử lý hàng hóa tồn theo các hình thức: tái xuất, chuyển tiêu thụ nội địa, tiêu hủy. Khi đó, DN cũng sẽ khó tái xuất hàng hóa do đối tác vì phía nước ngoài bị hạn chế của dịch Covid-19. Chuyển tiêu thụ nội địa cũng khó khả thi vì hàng hóa lưu giữ tại cửa hàng miễn thuế thường là các mặt hàng tiêu thụ đặc biệt như rượu bia thuốc lá, chỉ có DN có giấy phép mới được làm thủ tục nhập khẩu rượu (mua lại của cửa hàng miễn thuế), còn mặt hàng thuốc lá thì không được chuyển tiêu thụ nội địa. Hơn nữa, nếu bị dừng hoạt động, khi trở lại thị trường DN sẽ phải thực hiện thủ tục cấp phép đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, như vậy mất thời gian và tăng chi phí của DN./. (Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ) |