当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【soi cầu mobi 88】Việt Nam phải trở thành nơi hội tụ khoa học, hội tụ tài năng

TheệtNamphảitrởthànhnơihộitụkhoahọchộitụtàinăsoi cầu mobi 88o PGS. TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thị trường khoa học và công nghệ (KHCN) phát triển một thị trường rất đặc biệt, một cấu trúc thể chế của nền kinh tế hiện đại. "Ta đi sau mà ta muốn vượt lên, vẫn bàn như việc "bán khoai, bán sắn" thì không được. Trong kinh tế thị trường thì phát triển thị trường là cái khó nhất. Chúng ta phải bàn thị trường KHCN như một yếu tố nền tảng của nền kinh tế thị trường, chứ không phải chỉ là chuyện của một ngành, một lĩnh vực cụ thể", PGS. TS Trần Đình Thiên cho hay.

Cũng theo PGS. TS Trần Đình Thiên, việc phát triển thị trường rất khó. Ít nhất 30-40 năm nay, câu chuyện phát triển đồng bộ hệ thống thị trường khó như nào như thị trường bất động sản, tiền tệ… Từ đó, để biết rằng thị trường KHCN – một thị trường liên quan đến sản phẩm trí tuệ còn khó hơn rất nhiều. Nên bàn về thị trường này không thể đơn giản được. Cần phải đặt vấn đề, tầm như thế để giải quyết.

Thứ hai, chúng ta đang ở thời đại công nghệ cao, tức là KHCN và trí tuệ con người là nguồn lực quan trọng nhất. Chúng ta đang bàn đến một thị trường rất quan trọng cho phát triển, rất khó và cũng rất mới. Chúng ta phải bàn đến thị trường này như là một thị trường then chốt bậc nhất trong hệ thống thị trường, là thị trường dẫn dắt phát triển thì nền kinh tế chúng ta mới phát triển được.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy họ làm bài bản, tầm nhìn xa nên họ nhảy vọt, gần như đuổi kịp các nền kinh tế bậc nhất. Những năm 90, thu nhập đầu người của Trung Quốc tương đương Việt Nam, còn bây giờ gấp 5-6 lần. Thực lực KH&CN đứng thứ hai thế giới.

Thời đại công nghệ cao thì chúng ta phải nhìn KHCN, sản phẩm KHCN tầm cỡ như thế để bàn về thị trường của nó, chứ không phải thị trường bình thường. Tất nhiên, thị trường nào cũng quan trọng, có vai của nó nhưng mỗi thời đại có những vai riêng thì phải nhận diện cho rõ.

Thứ ba, ta là nước đi sau, đây là lợi thế hay thách thức. Tất nhiên là nhiều lợi thế, chúng ta có thể rút ngắn được rất nhiều. Nhưng chúng ta lại thiếu nguồn lực, thiếu điều kiện, thiếu nền tảng. Những nước như Hàn Quốc, Trung Quốc biết lợi thế đi sau để bứt lên, dành tối đa nỗ lực quốc gia cho KHCN. KHCN bao giờ trở thành lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế, dẫn dắt phát triển nền kinh tế lúc đó chúng ta mới bàn về thị trường theo đúng nghĩa được.

PGS. TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, Việt Nam phải trở thành nơi hội tụ khoa học, hội tụ tài năng. Ảnh: VGP

分享到: