发布时间:2025-01-10 09:50:27 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Ngày 2/12,ợinhuậncủaHaniccóchâsoi kèo pauli Hanic phát đi thông báo cho biết, tính đến hết ngày 30/11/2015, công ty có lợi nhuận kế toán trước thuế gần 329,6 tỷ đồng, hoàn thành hơn 94,16% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2015. Đồng thời, Hanic đã xoá được hết số lỗ luỹ kế của năm 2014 (tổng lỗ hơn 321,6 tỷ đồng). Tuy nhiên, hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận mà Hanic bỗng chốc có được chỉ qua các hợp đồng mua bán cổ phần, môi giới… đang đặt ra nhiều nghi vấn?
Nhà đầu tư lớn mang lại "thuốc tiên" cho Hanic
Giữa lúc đứng bên bờ vực phá sản, Hanic đã tìm được 2 nhà đầu tư chiến lược là Tổng công ty XNK tổng hợp Hà Nội (Geleximco) và CtyCP Tập đoàn đầu tư An Bình (ABFG). Hai nhà đầu tư này – đều có sở hữu của đại gia Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Geleximco - cam kết hỗ trợ tái cấu trúc Hanic, vực công ty thoát khỏi thua lỗ.
Tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên cuối tháng 6/2015, nhóm cổ đông Geleximco đã vạch ra lộ trình xoá lỗ lũy kế ngay trong năm nay. Theo đó, nhóm cổ đông Geleximco đề nghị ĐHCĐ duyệt điều chỉnh tăng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2015 lên lần lược là 1.128 tỷ đồng và 360 tỷ đồng để có tiền xoá lỗ. Song, ĐHCĐ chỉ duyệt thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ở mức 350 tỷ đồng.
Đại diện nhà đầu tư - ông Vũ Văn Hậu – Tân chủ tịch HĐQT Hanic (là em trai ông Vũ Văn Tiền) đã cam kết sẽ hỗ trợ công ty triển khai tiếp các dự án bất động sản, sàn môi giới, xuất khẩu lao động… Nhờ đó, sẽ đem về cho Hanic số lợi nhuận trung bình từ 50-60 tỷ đồng/tháng. Ông Hậu hi vọng Hanic sẽ có lợi nhuận 350 tỷ đồng, thậm chí đạt 400 tỷ đồng trong năm 2015.
Sau cam kết này, hoạt động kinh doanh tại Hanic bắt đầu có chuyển biến tích cực. Đến ngày 30/9/2015, Hanic báo lãi sau thuế hơn 60,8 tỷ đồng, giúp kéo giảm lỗ luỹ kế xuống mức 260,8 tỷ đồng. Nhờ đó, vốn chủ sở hữu từng bị “ăn mòn” chỉ còn 25,4 tỷ đồng hồi đầu năm, nay tăng lên mức 147,6 tỷ đồng cuối kỳ (vốn điều lệ đạt 385,9 tỷ đồng).
Hanic cũng dồn dập công bố thông về các thương vụ làm ăn, thu lãi lớn mà đối tác có liên quan đến nhóm cổ đông Geleximco.
Đơn cử, Hanic thu lãi 49 tỷ đồng từ hợp đồng môi giới đầu tư bất động sản cho Công ty CP Ngôi Sao An Bình (công ty con của Geleximco). Ngôi Sao An Bình tiếp tục đem đến khoản lợi nhuận 35 tỷ đồng cho Hanic khi “chia sẻ” một phần mảng phân phối toà CT2 của dự án Thành phố Giao Lưu.
Tháng 11/2015, Hanic thu lãi chênh lệch giá tới 177 tỷ đồng nhờ mua – bán chớp nhoáng gần 6,57 triệu cổ phần Công ty CP Sapa Hưng Yên… Chưa hết, một số hoạt động đầu tư cổ phần, dự án sân golf của Geleximco và đơn vị thành viên sẽ tiếp tục được thực hiện thông qua Hanic, giúp công ty có thêm lợi nhuận.
Tiền “chạy” vòng quanh?
Những động thái tái cấu trúc của nhóm nhà đầu tư Geleximco tại Hanic đã giúp công ty nhanh chóng xử lý tài chính, thua lỗ. Câu hỏi đặt ra là, vì sao Geleximco không “bơm” tiền để khôi phục hoạt động kinh doanh, xử lý nợ nần cho Hanic mà lại thực hiện giống như việc “chia sẻ” bớt doanh thu, lợi nhuận trên sổ sách?
Đáng chú ý, chỉ trong tháng 10 và 11/2015, Hanic có lãi đột biến lên tới 268,8 tỷ đồng mà đến từ thương vụ mua bán “lướt sóng” Công ty CP Sapa Hưng Yên. Cụ thể, ngày 11/11, HĐQT Hanic ra Nghị quyết chấp thuận mua 6.569.000 cổ phần Sapa Hưng Yên với giá mua 15.000 đồng/CP, tổng giá trị 98,54 tỷ đồng.
Chỉ 6 ngày sau (ngày 17/11), Hanic đã bán toàn bộ 6.569.000 cổ phần Sapa Hưng Yên cho đối tác với giá 42.000 đồng/CP, tổng giá trị 276 tỷ đồng. Hanic được “ăn” chênh lệch giá 27.000 đồng/CP, thu tổng lãi tới… 177,3 tỷ đồng.
Được biết, CtyCP Sapa Hưng Yên có trụ sở tại Quốc lộ 5A, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và có cùng địa chỉ với Công ty CP Sapa-Geleximco - một thành viên của Geleximco.
Theo thông tin chúng tôi có được, CtyCP Sapa Hưng Yên vừa được thành lập ngày 30/9/2015 (Giấy ĐKKD 0900934757) do ông Nguyễn Đức Thanh là Giám đốc – Người đại diện pháp luật.
Với một doanh nghiệp vừa ra đời được hơn 40 ngày, thì cơ sở nào để HĐQT Hanic xác định giá trị cổ phần, quyết định bỏ số tiền lớn đầu tư, để rồi sau đó đối tác nào chấp nhận chi ra 276 tỷ đồng mua lại cổ phần giá “chát” như vậy? Thương vụ mua – bán cổ phần chớp nhoáng này đã “tạo” ra khoản lợi nhuận 177,3 tỷ đồng cho Hanic trên sổ sách và đóng góp chủ yếu vào thành tích xoá lỗ luỹ kế “thần tốc”.
Thương vụ này còn nhiều bí ẩn và chưa biết nhà đầu tư "khủng" nào đã bỏ tiền mua lại tổng số cổ phiếu Hanic đã đem bán, thì mới đây, Hanic lại tiếp tục công bố sẽ “chịu chi” 30 tỷ đồng mua cổ phần Công ty CP Tân Hoàng Cầu – công ty liên kết của Geleximco (mệnh giá 100.000 đồng/CP). Dự kiến, Hanic có thể thu lãi tới 77 tỷ đồng. Trong khi đó, Tân Hoàng Cầu từng được biết đến là chủ dự án Hoàng Cầu Tower tại số 36 Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội). Nhưng sau đó, công ty này cùng dự án đã “mất hút” khỏi thị trường.
Kế hoạch tạo ra doanh thu, lợi nhuận “khủng” cho Hanic vẫn đang tiếp tục được triển khai với sự hỗ trợ tích cực từ nhóm cổ đông Geleximco. Vậy, các cổ đông Geleximco và ABFG sẽ được lợi gì khi san sẻ doanh thu, lợi nhuận sang cho Hanic?
Hải Hà
相关文章
随便看看