Quy hoạch tổng thể khu vực cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan Nỗ lực thực hiện cửa khẩu số,ạchkhuvựccửakhẩugắnvớichuyểnđổisốcầnưutiênnhânlựcthiếtbịcơsởhạtầac milan vs lecce cảng biển số Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan |
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn) thực hiện soi chiếu container hàng hóa bằng máy soi chiếu di động. Ảnh: H.Nụ |
Thực tế tại địa bàn Lạng Sơn
Tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra định hướng phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế (KKT) cửa khẩu tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những tỉnh có cửa khẩu đường bộ quan trọng cả nước.
Đặc biệt, tỉnh Lạng Sơn thực hiện triển khai mô hình cửa khẩu thông minh thông qua việc mở rộng các dịch vụ cung cấp cho hoạt động XNK nói chung và chế xuất, thương mại nông sản nói riêng.
Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ qua biên giới gắn với kinh tế cửa khẩu. Hình thành và phát triển các kho bãi có sức chứa lớn, đa dạng về công năng và quy trình lưu thông hàng hóa XNK tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Ga đường sắt quốc tế liên vận Đồng Đăng và các cửa khẩu Tân Thanh, Chi Ma, Bình Nghi.
Đáng chú ý, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phát triển 12 cửa khẩu, trong đó, tập trung phát triển 5 cửa khẩu.
Cụ thể, tập trung phát triển cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trở thành cửa khẩu kiểu mẫu ứng dụng công nghệ cao, cửa khẩu thông minh, là cửa khẩu điển hình cho vận tải đường bộ Việt Nam. Đưa Ga đường sắt quốc tế liên vận Đồng Đăng hướng tới cung cấp chính các dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ thông minh, hiện đại tương xứng với sự phát triển của dịch vụ đường sắt các nước trong khu vực ASEAN.
Nâng cấp cửa khẩu Chi Ma thành cửa khẩu quốc tế và phát triển kho bãi, dịch vụ logistics cho thương mại điện tử; nâng cấp cửa khẩu Bình Nghi thành cửa khẩu quốc gia. Đặc biệt, đưa khu vực cửa khẩu Tân Thanh trở thành trung tâm chế xuất nông sản và tiêu thụ hàng nông sản cho Việt Nam, các nước ASEAN thông qua sàn giao dịch nông sản. Tập trung phát triển KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn thành KKT tổng hợp, kết hợp phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác.
Hiện thực các mục tiêu theo lộ trình, ngày 14/6/2024, tỉnh Lạng Sơn đã chính thức khởi công KCN VSIP Lạng Sơn theo Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Kế hoạch đến quý 3/2025, giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Theo đánh giá của Cục Hải quan Lạng Sơn, mặc dù dự án hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động XNK, gia công, sản xuất XK nhưng dẫn đến yêu cầu về công tác quản lý hải quan sẽ gia tăng trong tương lại gần.
Cục Hải quan Lạng Sơn cũng cho biết, hiện trên địa bàn quản lý có 21 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK tại 4 cửa khẩu; 3 kho ngoại quan hoạt động tại cửa khẩu Cốc Nam và cửa khẩu Chi Ma; 2 kho hàng bưu chính, chuyển phát nhanh và 2 cửa hàng miễn thuế tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; 2 địa điểm kiểm tra hàng hóa tại chân công trình thuộc Công ty TNHH Bảo Long và Nhà máy xi măng Đồng Bành; tại cửa khẩu Chi Ma có 8 địa điểm, cửa khẩu Tân Thanh có 7 địa điểm, cửa khẩu Cốc Nam có 4 địa điểm, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị có 2 địa điểm.
Qua rà soát, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, các DN kinh doanh kho bãi, cửa hàng miễn thuế trên địa bàn, Cục Hải quan Lạng Sơn đánh giá đều đáp ứng theo quy định tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, yêu cầu của hoạt động XNK, lưu lượng phương tiện vận tải, hàng hóa XNK gia tăng nên một số kho bãi thực hiện mở rộng về quy mô diện tích. Các DN mở rộng quy mô diện tích đã vượt so với cấp phép, hay DN kho bãi chưa bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng XNK, quá cảnh, hàng tồn đọng theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP...
Đáng chú ý, 5 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan tại Pò Nhung và Bình Nghi trong 6 tháng liên tiếp không có hoạt động đưa hàng hóa ra, vào địa điểm thuộc trường hợp phải tạm dừng hoạt động.
Vấn đề cần ưu tiên
Để đảm bảo công tác quản lý, Cục Hải quan Lạng Sơn đã bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất tại các cửa khẩu để giải quyết thủ tục hải quan theo quy định.
Mặc dù vậy, trong tương lai, Cục Hải quan Lạng Sơn cho rằng, cần có đánh giá tổng thể hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền để làm cơ sở xây dựng chính sách, quy trình nghiệp vụ phục vụ hiệu quả công tác quản lý hải quan. Nghiên cứu các đặc thù tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị khi xây dựng chính sách, quy trình thủ tục để áp dụng cho loại hình đường bộ. Đồng thời, quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kinh phí... để thực hiện.
Dẫn thực tế tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, năm 2023, kim ngạch của tất cả các loại hình XNK khoảng 40 tỷ USD, số thu ngân sách của Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị chiếm đến 80% số thu của toàn Cục Hải quan Lạng Sơn. Thời điểm hiện tại, trung hình mỗi ngày có khoảng 6.000 lượt khách XNC, dự kiến thời gian tới gia tăng ở mức 10.000 lượt/ ngày. Mỗi ngày Hải quan Hữu Nghị thực hiện quản lý, giám sát từ 800-900 phương tiện vận chuyển hàng hóa XNK có tính chất phức tạp như: linh kiện điện tử, hàng bách hóa tiêu dùng, may mặc, máy móc thiết bị, hàng thương mại điện tử...
Với lưu lượng người, hàng hóa ngày càng tăng dễ dẫn đến nguy cơ các đối tượng lợi dụng tình hình để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Trong khi đó, Hải quan Hữu Nghị đang quản lý 103 công chức, người lao động làm việc kéo dài liên tục từ 7 giờ đến 19 giờ, thậm chí có ngày làm việc tới 22 giờ; công cụ ứng dụng CNTT, phương tiện, trang thiết bị kiểm tra còn thiếu và không đồng bộ; dữ liệu giữa các bên không được chia sẻ...
Tương tự tại cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh, ga Đồng Đăng, Cốc Nam, nhân lực, trang thiết bị do cơ quan Hải quan quản lý còn mỏng, thiếu... dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện quản lý, giám sát phương tiện XNC, hàng hóa XNK và ngăn ngừa tội phạm.
Do đó, với đặc thù cửa khẩu trên địa bàn Lạng Sơn có lưu lượng hàng hóa lớn, đặc biệt là lưu lượng hàng nông sản chiếm đến 90% và số lượng phương tiện vận tải hàng hóa qua lại cửa khẩu ngày càng tăng, yêu cầu thời gian thông quan nhanh, Cục Hải quan Lạng Sơn cho rằng, thời gian tới, việc ưu tiên bổ sung nguồn nhân lực là hết sức cần thiết nhằm tăng cường năng lực kiểm tra, kiểm soát hải quan, đảm bảo triển khai nhiệm vụ thực tế đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, gắn với mục tiêu chuyển đổi số theo định hướng xây dựng Hải quan số, mô hình Hải quan thông minh, Cục Hải quan Lạng Sơn đề xuất Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính ưu tiên đầu tư trang thiết bị, hệ thống CNTT, cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu và hỗ trợ tích cực trong quá trình vận hành các hệ thống hải quan hiện đại trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2023 đề ra.