TheườidùngcầnlưuýkhisửdụngkỷtửcóxuấtxứTrungQuốkq inter milano Y học cổ truyền, kỷ tử là vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh hoặc điều trị hiếm muộn. Trong quả kỷ tử có nhiều dưỡng chất tuyệt vời như vitamin B1, B2, vitamin C, canxi, sắt, photpho cùng nhiều loại axit amin.
Những công dụng của kỷ tử đã được nghiên cứu và chứng minh có thể kể đến như: Tăng cường miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh gây ra bởi vi sinh vật. Tăng quá trình tạo máu, bổ huyết và giảm tình trạng thiếu máu. Làm giảm mỡ máu, chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể. Bảo vệ tế bào gan, ức chế quá trình tích tụ mỡ trong gan đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan. Giúp mắt sáng hơn, hạn chế tình trạng oxy hóa là nguyên nhân của chứng mờ mắt, quáng gà.
Theo Đông y, kỷ tử là vị thuốc có vị ngọt, hơi chua, tình bình. Kỷ tử được quy vào kinh can, thận, phế với những công dụng đặc trưng là: Bổ huyết, bổ can thận, an thần, sáng mắt. Như vậy, kỷ tử sẽ chủ trị các chứng huyết hư gây hoa mắt chóng mặt, đau thắt lưng và trị can thận làm giảm đau lưng, di tinh, đau mắt đỏ, mỏi mắt…
Tuy nhiên, do tác dụng làm nóng cơ thể của kỷ tử tương đối mạnh nên không phải ai cũng hợp dùng bài thuốc này. Những người bị huyết áp cao, tâm trạng hay nóng vội, dễ cáu giận hoặc những người ăn quá nhiều thịt hàng ngày (biểu hiện thành sắc mặt đỏ hồng) tốt nhất không nên sử dụng. Vì suy cho cùng, kỷ tử là một vị thuốc, mà đã trị bệnh phải cân nhắc dược tính của nó. Thuốc bổ âm chỉ nên dùng khi người bệnh có chứng hư nhược. Những người có cơ thể khỏe mạnh thì không nên dùng loại này, dùng không đúng thì có tác hại khôn lường.