Nhưng có những giá trị cha mẹ phải xây dựng nền tảng và trao cho con từ thời thơ ấu.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Con người không thể lúc nào cũng giải quyết được tất cả,ẹnêndạyconđiềunàyđểgiúptrẻthànhcôngtrongtươkết quả tỷ số cúp c3 và chúng ta cũng không nên cố gắng như vậy. Trẻ muốn học cách tư duy và giải quyết vấn đề hàng ngày, cũng cần được phép làm như vậy.
Vai trò của người lớn không phải là nhảy vào cuộc, thay đổi tất cả để tốt nhất cho trẻ. Cần để trẻ tự mình xoay xở phương án khác. Từ việc quên làm bài tập về nhà đến nhà hết gas, trẻ cần trải nghiệm những rắc rối để học cách xử lý. Là người lớn, chúng ta cần tạo điều kiện cho trẻ tư duy độc lập, trao quyền cho trẻ tự khám phá tiềm lực của bản thân.
Trẻ có khát khao lớn
Ước mơ là động lực mạnh mẽ để biến những điều không thể thành có thể. Mỗi đứa trẻ luôn cần được khuyến khích và nuôi dưỡng những ước mơ, dám nghĩ, dám sống và dám làm vì những điều lớn lao.
Trẻ được khuyến khích để ham học hỏi
Trẻ được khơi dậy, kích thích sự tò mò, đam mê tìm hiểu, khám phá thế giới đầy kỳ bí, đam mê tri thức, yêu khoa học, yêu đọc sách, ... Đó là con đường giúp trẻ trở nên ham học hỏi, dẫn dắt con tới chân trời tri thức.
Ảnh minh họa. |
Cần trao rèn cho trẻ tính kiên nhẫn
Tính kiên nhẫn giúp trẻ có khả năng chịu đựng trước những hoàn cảnh khó khăn, kiên trì đối mặt trước những thách thức trong cuộc sống, rèn luyện khả năng quan sát thế giới xung quanh giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống.
Gieo trong trẻ sự tự tin
Các nhà tâm lý giáo dục cho rằng bí quyết lớn nhất trong nuôi dạy trẻ là làm cho đứa trẻ có được lòng tự tin. Đứa trẻ tự tin là đứa trẻ sau này trên đường đời sẽ bước đi bằng chính đôi chân, nghị lực và trí tuệ của mình. Đứa trẻ tự tin sẽ làm nhẹ đi rất nhiều nỗ lực dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã hội. Đứa trẻ tự tin là đứa trẻ sẽ có nhiều cơ hội thành đạt trong cuộc sống.
Hãy dạy con lòng biết ơn
Biết ơn người dạy dỗ và dìu dắt chúng ta nên người là bài học đầu tiên về truyền thống tôn sư trọng đạo. Đặc điểm tâm lý của trẻ từ 0 – 2 tuổi vốn chỉ biết tập trung vào những nhu cầu của riêng mình còn việc nhận thức về những giá trị đạo đức còn rất hạn chế. Từ 2 tuổi trở lên, bé mới có thể bắt đầu hiểu được "cho" và "nhận" là một phần quy luật tự nhiên của mọi vật. Cha mẹ định hướng trẻ lòng biết ơn thầy cô là điều nên làm, dạy trẻ từ những điều cơ bản, lễ phép với thầy cô, giải thích vai trò, tầm quan trọng và sự yêu thương của thầy cô, lúc ấy trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận một cách tự nguyện.
Tính tự lập
Có được đức tính này sẽ giúp con mạnh mẽ hơn, sẵn sàng cho mọi thử thách trong cuộc sống. Bạn hãy rèn luyện cho trẻ sự chủ động, giúp trẻ ý thức được những điều cần làm và những điều không nên làm để có thể tự tìm hiểu, vượt qua những khó khăn.
Trong học tập, hãy dạy trẻ những kĩ năng tự đến trường. Trẻ có thể đi bộ, đi xe bus, hoặc tự đạp xe đến trường học. Ban đầu hãy cứ đi theo để đảm bảo rằng con đi lại và chạy xe an toàn, cũng như quen thuộc mọi đường đi. Dạy con những kĩ năng tự bảo vệ cho bản thân, như: cho con học thêm các môn võ thuật hoặc những chiêu thức phòng vệ. Mặt khác với bài tập về nhà hãy để con tự làm, tự tìm hiểu những kiến thức mới lạ về bài học.
Trong cuộc sống, cha mẹ đừng ngần ngại giao cho con việc quản lý chi tiêu của chính mình. Cho con tự tiết kiệm một khoản tiền nhỏ và cùng con lập ra kế hoạch tiêu dùng phù hợp. Với công việc nhà phân chia hợp lý cho từng thành viên, cho con chọn trước những việc con muốn làm. Đó là những cách để giúp con có tính tự lập.
Theo Gia đình và Xã hội
Khi trẻ nóng nảy, cha mẹ chỉ cần thực hiện 8 bước sau để kiềm chế con
Với một em bé dưới 3 tuổi, các hình phạt không có quá nhiều tác dụng. Bộ não của con chưa đủ phát triển để tiếp nhận và nhớ hình phạt, để lần sau không tái phạm.