当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【ngoai hang nah】Tai nạn đường sắt chủ yếu do ‘đường bộ’ gây ra

【ngoai hang nah】Tai nạn đường sắt chủ yếu do ‘đường bộ’ gây ra

2025-01-26 03:31:18 [Thể thao] 来源:88Point

Người và phương tiện đường bộ lao vào đường sắt

Số liệu từ Tổng công ty Đường sắt cho hay,ạnđườngsắtchủyếudođườngbộgângoai hang nah tháng 1 và 2/2015, đã xảy ra 86 vụ tai nạn đường sắt làm 37 người chết, 48 người bị thương. Điều đáng lưu ý là, trong số 86 vụ trên có tới 82 vụ do các phương tiện và người tham gia giao thông trên đường bộ gây ra.

Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, nguyên nhân chính dẫn đến các tai nạn thảm khốc đường sắt là do người điều khiển phương tiện đường bộ đâm vào đoàn tàu đang chạy.

Nhiều trường hợp người điều khiển ô tô mất lái lao đầu vào đường sắt, tàu đi đến va phải hoặc người đi bộ trên đường sắt không chú ý gây tai nạn hay người đi xe máy vượt qua các ngõ ngách, đi đến đường sắt thì bị mắc vào đường rồi bị tàu đâm.

Như vậy, rất ít các vụ tai nạn đường sắt xảy ra do nguyên nhân từ bản thân ngành đường sắt.

Về tiêu chuẩn đường sắt và các phương tiện ngành đường sắt, ông Đoàn Duy Hoạch cho hay, tiêu chuẩn đường sắt do Nhà nước ban hành. Mọi phương tiện chạy trên đường sắt đều phải qua kiểm định và phải được cấp giấy phép mới được phép lưu hành.

Liên quan đến vụ tai nạn đường sắt thảm khốc tàu hỏa đâm đứt đôi ô tô tại Quảng Trị ngày 10/3 vừa qua, ông Lê Minh Phú, 53 tuổi, người lái tàu SE5 tử vong tại chỗ, kẹt trong cabin, tài xế xe tải và 2 hành khách khác bị thương trong vụ tai nạn.

Ngoài thiệt hại về người, ngành đường sắt gánh nhiều thiệt hại về tài sản vô cùng lớn. Ước tính chi phí sửa đầu máy và toa xe hư hỏng cộng với chi phí sửa chữa hạ tầng, chuyển tải hành khách lên tới 23 tỷ đồng.

Hình ảnh tàu hỏa đâm ô tô kinh hoàng tại Quảng Trị

Vụ tai nạn đường sắt Quảng Trị khiến đường sắt Bắc Nam đình trệ hơn 1 ngày. Ảnh: Báo GTVT

Đầu máy D19E- 968 rời khỏi đoàn tàu và bị phá nát, chạy thêm khoảng 1 km mới dừng lại. 3 toa tàu trật bánh, 2 toa chở khách nằm ven quốc lộ, toa căng tin vắt ngang đường ray. Xe tải bị đứt đôi văng sang hai bên đường ray.

Năm 2015, nâng cấp 291 đường ngang

Liên quan đến các đường ngang dân sinh qua đường sắt, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1856/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, trong đó đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 phải xử lý được 6.000 điểm giao cắt với đường dân sinh. Giai đoạn 2011-2015 tập trung cho tuyến đường sắt Bắc- Nam. Giai đoạn 2016-2020 tập trung cho tất cả các tuyến đường sắt trên cả nước. Số kinh phí dự tính cần để xóa bỏ các điểm giao cắt đường ngang dân sinh khoảng hơn 4.000 tỷ đồng.

Ông Đoàn Quy Hoạch cho hay, trong năm 2015, Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã có kế hoạch và đang triển khai đầu tư để nâng cấp 291 đường ngang. Việc có hoàn thành tiến độ hay không phụ thuộc vào nguồn ngân sách và kinh phí của các địa phương.

Hiện Tổng công ty Đường sắt đang tiến hành giải tỏa những lấn chiếm vào hành lang an toàn đường sắt tại những đường phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và những điểm dân cư tập trung. Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống một số đường gom, đóng các đường ngang dân sinh, gom, dẫn đường đi cho người dân vào đường ngang có phép để giảm số lượng người dân đi đường ngang trái phép cũng đang được cơ quan này triển khai.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đang khẩn trương kiểm tra tổng thể các hệ thống đường ngang hiện có để đánh giá xem đường ngang nào là đủ tiêu chuẩn, đường nào không đủ tiêu chuẩn để có kế hoạch nâng cấp.

“Trước mắt, Tổng Công ty sẽ nâng cấp một số đường ngang không đảm bảo tiêu chuẩn ở những nơi có mật độ đi lại của phương tiện nhiều; Giải quyết một số cầu vượt ở đường Quốc lộ đi qua đường sắt”, ông Đoàn Quy Hoạch nói. Hiện, Bộ Giao thông vận tải đang làm các dự án này tại  vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Thanh Hóa, Nghệ An ...

Trần Hoài 

Một chiếc máy cày khiến đường sắt Bắc Nam tê liệt tạm thời

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读