【bongdaso tv】“Bước lùi” của các ngân hàng trong quý 2

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:41:32 评论数:
NHNN tiếp tục thúc ngân hàng thương mại giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% Dự báo triển vọng kinh doanh quý 2,ướclùicủacácngânhàngtrongquýbongdaso tv có ngân hàng lo ngại tăng trưởng âm Tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng đã chậm lại trong quý 1/2023
Biểu đồ: H.D
Biểu đồ: H.D

Tín dụng tăng chậm kéo giảm lợi nhuận

Đến nay, đã có 27 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2023. Theo đó, trong quý 2/2023, có tới 14 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm so với quý 2/2022. 2 ngân hàng có mức giảm lên tới hơn 90% như ABBank, BVBank; giảm hơn 50% như Eximbank, LPBank; giảm hơn 35% như VietBank, VPBank, SeABank; giảm hơn 20% như TPBank, Bac A Bank, Techcombank…

Theo giải trình của ban lãnh đạo ABBank, lợi nhuận giảm mạnh trong quý 2/2023 chủ yếu do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng từ việc trích lập dự phòng theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN, trong khi thu nhập lãi thuần giảm đến 40%. Theo báo cáo tài chính của ABBank, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng đã tăng hơn 4 lần trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước, khiến lợi nhuận trước thuế của ABBank giảm mạnh từ hơn 1.086 tỷ đồng trong quý 2/2023 xuống còn hơn 67 tỷ đồng trong quý 2 năm nay.

Theo các ngân hàng khác, sự sụt giảm lợi nhuận từ các mảng kinh doanh chính và tăng chi phí dự phòng rủi ro là những nguyên nhân chính khiến lãi trước thuế giảm. Đồng thời, khó khăn chung của nền kinh tế cùng với tác động lớn từ thị trường quốc tế đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm nhu cầu tín dụng thấp. Cụ thể, tín dụng trong 6 tháng tại ABBank chỉ tăng 2,5%, tín dụng tại Eximbank cũng chỉ tăng nhẹ 1% so với đầu năm… cách rất xa hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phân bổ cho các ngân hàng là 14% cả năm 2023. Cùng với đó, các ngân hàng cho biết đã liên tục giảm lãi suất cho vay để đồng hành với khách hàng đang gặp khó khăn khiến chi phí vốn đầu vào tăng cao, dẫn đến thu nhập lãi thuần giảm mạnh.

Báo cáo cập nhật mới nhất của Công ty Chứng khoán SSI nhận định, lợi nhuận ngân hàng chững lại là do sự giảm tốc của tăng trưởng tín dụng, trong khi biên lợi nhuận (NIM) co hẹp (NIM giảm 15 điểm % so với quý trước) và nợ xấu vẫn trong xu hướng tăng (tổng nợ xấu tăng 11 điểm % so với quý trước). Theo các chuyên gia SSI, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quý 2 vẫn yếu so với quý 1 ở hầu hết ngân hàng. ACB, OCB, MB và VPBank là những ngân hàng có tốc độ tăng tín dụng so với quý trước mạnh nhất, đạt khoảng 5-6,5%.

Theo số liệu mới nhất của NHNN, tính đến cuối tháng 6/2023, tín dụng chỉ tăng 4,73% so với cuối năm 2022 và tăng 9,08% so với cùng kỳ năm 2022. Theo các chuyên gia, tín dụng tăng chậm không chỉ khiến nguồn thu từ lãi giảm, mà còn kéo theo sự trì trệ của các dịch vụ đi kèm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Rủi ro nợ xấu tăng cao

Ghi nhận từ báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại thời điểm kết thúc quý 2/2023 tăng so với cuối năm 2022. Tính trung bình toàn hệ thống, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 1,64% của cuối năm 2022 lên 2,07% sau 6 tháng đầu năm 2023.

Tại BIDV, tính đến cuối tháng 6/2023, nợ xấu ở mức 25.970 tỷ đồng, tăng 47% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay của BIDV tăng từ 1,16% lên 1,59%. Tương tự, tại thời điểm 30/6/2023, nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4 của MB tăng lần lượt 1,8 và 2,2 lần, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng lên 1,44%. TPBank cũng có nợ xấu tăng vọt 188% lên 3.912,7 tỷ đồng, gấp 2,8 lần đầu kỳ. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng gấp 5,6 lần lên 2,146,8 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn tăng 26% lên 636 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu của TPBank tăng mạnh từ mức 0,84% vào đầu năm lên mức 2,21%.

Ngoài ra, một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao ở mức trên 3% cũng đã tăng lên so với cuối năm 2022 như NCB, VPBank, BaoVietBank, ABBank, VietBank, VIB, OCB, BVBank. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, đến cuối quý 2, nợ xấu của các tổ chức tín dụng gia tăng mạnh so với trước, tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn đến nay là 5,34%, nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng trên 3%, một số ngân hàng, công ty tài chính có tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến trên 5% tổng dư nợ.

Theo các chuyên gia, nợ xấu gia tăng xuất phát từ tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và người vay tiền giảm sút. Trước áp lực nợ xấu hệ thống tăng cao cũng như nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cuối tháng 4/2023, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Theo thông tư này, các ngân hàng sẽ có quyền lựa chọn cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong phạm vi tối đa là 12 tháng và giữ nguyên nhóm nợ trong khi các khoản dự phòng có thể được trích dần trong 2 năm.

Với quy định này, áp lực lên cả bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng sẽ giảm bớt phần nào, do rủi ro tỷ lệ nợ xấu gia tăng sẽ được chuyển sang đến nửa cuối năm 2024, áp lực lợi nhuận cũng giảm bớt ít nhất trong năm 2023 cho đến nửa cuối năm 2024 khi con số nợ xấu sẽ phản ánh thực tế hơn tình trạng của người đi vay. Theo khảo sát gần đây của NHNN, các tổ chức tín dụng đánh giá rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng có biểu hiện “tăng nhẹ” trong quý 2/2023 nhưng được kỳ vọng giảm trong quý 3/2023.

最近更新