【ty số và tỷ lệ】Đại diện WHO nhận định về dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam
Nhân viên y tế quận Đống Đa phun thuốc tại các lớp học của Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
- Ông có thể cho biết về tình hình dịch sốt xuất huyết trên thế giới hiện nay?ĐạidiệnWHOnhậnđịnhvềdịchsốtxuấthuyếttạiViệty số và tỷ lệ
Tiến sỹ Masaya Kato: Thống kê cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh trong những thập niên gần đây trên toàn thế giới. Ước tính, trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã tăng 30 lần. Hơn 3,9 tỷ người và hơn 100 quốc gia phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Điều đó cho thấy kiểm soát dịch sốt xuất hiện nay là thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Sự gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết do nhiều nhân tố như tốc độ đô thị hóa quá nhanh, toàn cầu hóa; biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa và nhiệt độ; sự phát triển của thương mại, du lịch; thay đổi khả năng miễn dịch cộng đồng giữa các cộng đồng, khu vực khác nhau trước sự tăng số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn cầu...
Hơn nữa, nhiều quốc gia chưa có sự đầu tư phù hợp cho công tác kiểm soát dịch bệnh này và các phương pháp ngăn chặn dịch chưa được thi hành đầy đủ.
- Ông đánh giá thế nào về tình hình dịch sốt xuất huyết ở Việt Nam năm nay?
Tiến sỹ Masaya Kato: Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành tại Việt Nam, tức là bệnh này vẫn xảy ra hằng năm tại đây. Hằng năm, một số lượng không nhỏ người Việt Nam bị nhiễm sốt xuất huyết, đặc biệt ở miền Nam và duyên hải miền Trung. Tuy nhiên năm nay, số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội.
Thông thường số ca mắc bệnh này bắt đầu tăng vào tháng 6-7 ở Hà Nội nhưng năm nay đến sớm hơn mọi năm.
Qua thời gian hợp tác giữa Tổ chức Y tế Thế giới và ngành y tế Việt Nam, chúng tôi thấy Bộ Y tế Việt Nam rất có kinh nghiệm trong công tác chống dịch. Chỉ đạo của Bộ phù hợp với những tiêu chí quốc tế. Đội ngũ nhân viên y tế đã có những nỗ lực phòng chống dịch trong cộng đồng và tại hệ thống bệnh viện nhằm kiểm soát véctơ từ công tác giám sát cho đến điều trị.
Tuy nhiên, ngành y tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như thiếu hụt các nguồn lực, hạn chế tài chính và sự phức tạp của thời tiết. Do đó, một số nơi, kết quả chưa được như mong muốn.
- Một số quốc gia như Singapore được ghi nhận có thể kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây truyền do muỗi nhanh chóng. Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm của nước bạn, thưa ông?
Tiến sỹ Masaya Kato: Việt Nam có năng lực phòng chống dịch sốt xuất huyết tốt nhưng cũng nên học hỏi thêm những kinh nghiệm hay từ các quốc gia khác. Tôi có đề xuất 3 điều sau dựa trên kinh nghiệm từ nhiều quốc gia và khu vực.
Đầu tiên, dự phòng để kiểm soát dịch quan trọng hơn là đáp ứng dịch khi nó đã xảy ra. Ví dụ: Hoạt động kiểm soát tốt véctơ, giảm sự sinh sản của muỗi… nên được thực hiện cả năm chứ không chỉ làm vào mùa dịch.
Để tăng cường khả năng dự phòng này, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống sốt xuất huyết của Việt Nam; tạo quỹ đảm bảo tài chính cho công tác phòng chống dịch cũng rất cần thiết.
Thứ hai, việc phối hợp liên ngành để phòng chống dịch tại các quốc gia cũng rất quan trọng. Ví dụ: Ở Singapore, Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm về việc kiểm soát muỗi Aedes, quan tâm đến virus Dengue, Zika. Ở Việt Nam, ngành xây dựng và ngành giáo dục cần phối hợp cùng ngành y tế để ngăn chặn sự sản sinh của muỗi ở công trường, trường học nhằm tăng cường khả năng kiểm soát dịch.
Thứ ba, cộng đồng nên cùng vào cuộc tích cực hơn trong công tác phòng chống dịch tại Việt Nam. Dựa trên những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác, sự tham gia của cộng đồng và các ban, ngành là chìa khóa để phòng chống dịch vững bền. Cụ thể như: kiểm soát véc tơ có thể hiệu quả hơn nhờ cộng đồng phát hiện và loại trừ các khu vực muỗi đẻ trứng quanh khu vực họ sinh sống; đồng thời, truyền thông tăng cường nhận thức về nguy cơ giúp người dân giữ vệ sinh nơi ở, tránh muỗi và kịp thời tự xử lý khi bị mắc bệnh.
Như vậy, sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và sự hợp tác của cộng đồng tốt là điều thiết yếu để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Chỉ khi người dân hiểu biết về cách tự bảo vệ sức khỏe và hành động cần thiết, dịch bệnh sốt xuất huyết mới có thể ngăn chặn được thành công.
- Tổ chức Y tế thế giới sẽ hỗ trợ Việt Nam như thế nào trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, thưa ông?
- Tiến sỹ Masaya Kato: Tổ chức Y tế Thế giới đang giúp Bộ Y tế đánh giá nguy cơ dịch bệnh và cùng thảo luận, đưa ra những giải pháp, khuyến cáo từ kinh nghiệm của các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới cùng cập nhật, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Hơn nữa, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ hỗ trợ xây dựng kỹ năng truyền thông nguy cơ và hướng dẫn lâm sàng cho Việt Nam để có phương hướng tiếp cận, giám sát tốt hơn; thảo luận với Bộ Y tế để hỗ trợ đáp ứng tình hình dịch hiện nay và phát triển kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống dịch sốt xuất huyết cũng như hướng dẫn, tập huấn phương pháp phun thuốc tồn dư theo cách mới để kiểm soát dịch.
- Trân trọng cảm ơn ông.
-
Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digitalBiểu diễn văn nghệ tuyên truyền an toàn giao thôngHội thi Đờn ca tài tửHội thi liên hoan tiếng hát cựu chiến binh huyện Bắc Tân Uyên(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máyPhường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một: Tổ chức Hội thi “Tiếng hát Hoa phượng đỏ”Khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16 tại Văn MiếuThật và giảQuốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đườngNhiếp ảnh Bình Dương nhiều khởi sắc
下一篇:Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Nghệ sĩ Thanh Hoàng qua đời ở tuổi 55
- ·Mua chút tình người…
- ·Triển lãm giáo dục Ireland năm 2024
- ·Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- ·Biểu diễn văn nghệ tuyên truyền an toàn giao thông
- ·Quang Linh Vlogs xin lỗi vì livestream bán hàng kém chất lượng
- ·Hơn 40 cán bộ văn hóa tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý di sản
- ·Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- ·Lễ hội trái cây Nam bộ 2017: 5 nghệ nhân Bình Dương đoạt giải cao
- ·5 lưu ý khi đầu tư căn hộ cao cấp cho thuê
- ·“Tác phẩm tả cảnh bình yên cho ta cảm giác nhẹ nhàng”…
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Video highlight hội thảo quản trị doanh nghiệp theo ESG
- ·Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Trại Sáng tác văn học năm 2018
- ·Trao 246 tác phẩm xuất sắc giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi tỉnh Bình Dương năm 2018
- ·Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- ·TX.Thuận An: Phát động cuộc thi Ảnh thời sự
- ·Ý tưởng nội thất độc đáo cho các gia chủ chịu chơi
- ·Hấp dẫn với những món ăn dân gian ở “Cầu Ngang mùa hẹn”
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Ngất ngây với màn lắc trống bằng tay điệu nghệ của Hiếu Trung
- ·Mỹ thuật Bình Dương: Gặt hái thành công mới
- ·Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” cho 4 cá nhân
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·14 đội tham gia Hội thi các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng huyện Bắc Tân Uyên
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Cách đơn giản giúp phòng tắm bớt đơn điệu
- ·Vĩnh biệt nhà thơ Thanh Tùng, tác giả Thời hoa đỏ
- ·Cầu Ngang mùa hẹn là chủ đề lễ hội Lái Thiêu mùa trái chín 2018
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Phát động hội thi “Giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi tỉnh Bình Dương”
- ·Sôi nổi các hoạt động tôn vinh phụ nữ Việt Nam
- ·Bí quyết giúp không gian đậm tính nghệ thuật từ kiến trúc sư Hàn Quốc
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Cách đơn giản giúp phòng tắm bớt đơn điệu