【nhân đinh bong đa hôm nay】Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 4 tháng vượt 210 tỷ USD
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Cầu nối thông tin,ạchxuấtnhậpkhẩuhànghoáthángvượttỷnhân đinh bong đa hôm nay hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả Công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu 2022: TP Hồ Chí Minh đứng đầu về xuất khẩu Infographic | "Top" 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2022 |
Xuất khẩu, nhập khẩu đều gặp khó
Tổng cục Thống kê thông tin, về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2023 ước đạt 27,54 tỷ USD, giảm 7,3% so với tháng trước và giảm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 108,57 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2023, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 96,1 tỷ USD, chiếm 88,5%. Đây vẫn là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước.
Tuy nhiên, nhóm hàng công nghiệp cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì tình hình suy giảm nhu cầu chung của các nước trên thế giới. Đơn cử, với mặt hàng dệt may, theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 8,701 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là con số suy giảm rất mạnh so với cùng kỳ nhiều năm trước đó. Hiện nay, lượng đơn hàng của doanh nghiệp rất khiêm tốn và nhiều doanh nghiệp phải nỗ lực duy trì sản xuất để có đủ việc làm chứ không có lợi nhuận.
Xuất khẩu dệt may đang gặp nhiều khó khăn |
Với ngành hàng thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản giảm 27,5%. Mức suy giảm này tương đương mức giảm trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nặng nhất. Dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn trong năm nay, bởi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều suy giảm mạnh.
Nguyên nhân suy giảm là do tình hình lạm phát khiến tiêu dùng tại các nước này suy giảm. Nhiều doanh nghiệp dù đã ký hợp đồng nhưng khách hàng lại dời lại, khiến lượng hàng tồn kho nhiều. Việc xuất khẩu giảm khiến dòng tiền chậm về.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2023 ước đạt 26,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với tháng trước và giảm 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 102,22 tỷ USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 95,64 tỷ USD, chiếm 93,6%. Con số này cho thấy, kim ngạch nhập khẩu vẫn tập trung vào các sản phẩm để sản xuất phục vụ xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa.
Đối với thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 28,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 33,3 tỷ USD.
Tuy nhiên theo phản ánh của các doanh nghiệp, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ đang giảm sút tương đối mạnh. Với Trung Quốc, dù thị trường này đã mở cửa biên giới từ ngày 8/1/2023 song việc đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chuẩn hàng hoá chính là khó khăn khiến hàng hoá Việt Nam chưa thể quay lại thị trường một cách mạnh mẽ.
Dù có kim ngạch xuất nhập khẩu không tăng cao như dự kiến, song điểm sáng của hoạt động xuất nhập khẩu chính là cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 6,35 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,35 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,04 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,39 tỷ USD.
Tháo gỡ khó khăn cho xuất nhập khẩu
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nguyên nhân sản xuất, xuất khẩu giảm so cùng kỳ năm trước là yếu tố thị trường xuất khẩu, các ngành hàng đều gặp khó khăn do lạm phát cao, sức mua sụt giảm, đặc biệt là hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu. Tuy nhiên, tác động đến từng ngành hàng là khác nhau. Những ngành hàng có thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU... như dệt may, da giày, gỗ, thủy sản là những ngành sụt giảm nhiều nhất.
Tiu nhiên, các ngành hàng có thị trường xuất khẩu chính là châu Á như cao-su, gạo, rau quả, hạt điều... ít chịu tác động hơn.
Ngoài ra, chi phí nguyên liệu, vật tư đầu vào tăng cao trong khi mức giá xuất khẩu không tăng làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng tránh rủi ro. Chi phí nhân công, bao bì, vận chuyển... cũng tăng cao.
Trước tình hình như vậy, Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai các giải pháp để đồng thời phát triển thị trường truyền thống, vừa đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục theo sát diễn biến của kinh tế thế giới, nhất là sự điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản,… có thể ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp và tham mưu cho Chính phủ các phản ứng chính sách phù hợp.
Bộ sẽ thực hiện đánh giá toàn diện các biện pháp điều chỉnh chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của nước ta để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp; tranh thủ, tận dụng cơ hội giao lưu hợp tác giữa hai bên nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại; nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu biên giới giữa hai nước, nhất là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính thời vụ; thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu. Mặt khác, các thị trường mới tại khu vực Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ La-tinh tuy nhỏ nhưng đang có tốc độ tăng trưởng cao và còn nhiều dư địa khai thác cũng sẽ được định hướng để thúc đẩy xuất khẩu.
Giải pháp trọng tâm khác là tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn doanh nghiệp phát huy hiệu quả ưu đãi của các FTA đã ký kết, từ đó tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế các thách thức đặt ra từ những Hiệp định này.
下一篇:Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
相关文章:
- 5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- Kiatisuk được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Liverpool
- Ba thay đổi ở mũi là dấu hiệu bệnh hiểm nghèo hoặc ung thư
- Độc đáo dịch vụ đập phá đồ đạc để “trút giận” ở Hà Nội
- Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- Chính phủ sẽ rà soát để giảm phí BOT
- Bộ VHTT&DL chỉ đạo khẩn cấp về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- Vườn thú hút khách nhờ chú báo béo phì
- Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- Trưởng Ban Đối ngoại TW tiếp đoàn đại biểu thanh niên TQ
相关推荐:
- Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- Thùy Lâm cùng con gái nấu chè hạt sen Hà Nội
- Sạt lở núi ở Trung Quốc khiến hơn 100 người chết và mất tích
- Tảo và sinh vật nổi ngập hồ Văn Quán, đứng gần bị khó thở
- Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Famalicao, 01h00 ngày 6/1: Nối dài mạch thắng
- Đáp án môn Địa lý mã đề 311, 312, 313 chuẩn nhất
- Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh công bố địa chỉ tra cứu điểm thi THPT
- Đáp án môn Sử mã đề 304, 305, 306, 307, 308 THPT quốc gia 2017
- Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- Nhiều trộm chó bị đánh chết: Mạng chó có to hơn mạng tên trộm chó?
- ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện