Bà Aung San Suu Kyi. Trong chính quyền mới của Myanmar,òngkimcôampquotcủabàlịch bóng đá giải vô địch ý bà San Suu Kyi vừa “sai khiến Tổng thống” vừa chủ quản bốn cơ quan quan trọng, trong đó có cả Bộ Ngoại giao, gánh vác sứ mệnh thúc đẩy cải cách, dẫn dắt Myanmar xóa bỏ bộ mặt đói nghèo và đóng cửa, thay bằng diện mạo mới. Nhìn lại lịch sử, tháng 3-2011, khi ông Thein Sein nhậm chức Tổng thống, về danh nghĩa dù Myanmar đã kết thúc thể chế quân quyền kéo dài nửa thế kỷ nhưng ông Thein Sein là tướng quân đội nghỉ hưu và vốn là nhân vật quan trọng của quân đội, do vậy vẫn không thể gạt bỏ được cảm nhận là “quân đội làm Thái Thượng Hoàng, Tổng thống dân cử chỉ là người làm thuê”. Lần này, ông Htin Kyaw lên làm Tổng thống hoàn toàn không có bối cảnh quân đội. Htin Kyaw là người của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), từng nhiều năm là đảng đối lập, thậm chí từng có thời bị cấm hoạt động. Rất nhiều thành viên của đảng này, trong đó có bà San Suu Kyi, hoặc bị giam lỏng hoặc bị ngồi tù. Một chính đảng đối lập trước đây, ngày nay đã vươn dậy trở thành đảng cầm quyền. Mặc dù vậy, thay đổi quyền lực tại Myanmar không phải là thay đổi hoàn toàn, quân đội vẫn có quyền lực mạnh nhất. Hiến pháp nước này quy định quân đội đương nhiên có ¼ số ghế tại Quốc hội, mà bất cứ dự luật nào đều phải nhận được sự ủng hộ của ¾ số phiếu của các đại biểu Quốc hội mới được thông qua. Nói cách khác, quân đội Myanmar vẫn nắm rất chắc trong tay quyền phủ quyết, đồng thời nắm các bộ quan trọng và nhạy cảm như Bộ Nội chính, Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Biên giới. Cuối cùng quân đội vẫn còn một thứ vũ khí khác, đó là một khi quân đội cho rằng đất nước xuất hiện nguy cơ, chính quyền dân cử sẽ bị chính quyền quân đội tiếp quản. Có thể thấy quân đội Myanmar đã có những tính toán riêng, bảo đảm lợi ích của mình không bị tổn hại. Trước khi chính quyền mới lên nắm quyền, Myanmar đã tổ chức duyệt binh, lãnh đạo quân đội đã rất nhanh chóng thay đổi tác phong “khiêm nhường” trước đó, mạnh mẽ vươn lên tuyến trước vũ đài chính trị Myanmar với tư thế đủ để bên ngoài nhận thấy tại Myanmar quyền lực quân đội là không thể thay thế. Rõ ràng thách thức lớn nhất của bà San Suu Kyi và Tổng thống Htin Kyaw do bà chỉ huy chính là “vòng kim cô” do quân đội niệm chú. Bà và Tổng thống Htin Kyaw chỉ còn cách tỉnh táo thể hiện tài năng mới có thể thúc đẩy được Myanmar cải cách mà không bị quân đội niệm thần chú. Aung San Suu Kyi là linh hồn của NLD thắng cử, “ngai vàng” tổng thống lẽ ra thuộc về bà. Nhưng vì hiến pháp Myanmar quy định người thân trực hệ của tổng thống không được mang quốc tịch nước ngoài, bà Aung San Suu Kyi buộc phải “nhường ngôi”. Trước đó, bà từng tuyên bố, Tổng thống Myanmar khóa này chỉ có thể là chấp hành mệnh lệnh của bà. Ông Htin Kyaw là “chiến hữu” của bà trong nhiều năm qua, sự phối hợp giữa hai người luôn “nhịp nhàng” không kẽ hở. Chính quyền mới “theo khuôn phép cũ”, quân đội sẽ không lên tiếng. Nhưng nếu bà Aung San Suu Kyi vi phạm Hiến pháp, sai khiến Tổng thống, chắc chắn sẽ trở thành cái cớ để quân đội khiêu khích. Bà San Suu Kyi là “lãnh tụ tối cao” của chính quyền Htin Kyaw, giữ các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Ngoại giao và Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Tổng thống, đối mặt với một Myanmar “hoang tàn đổ nát”, bao gồm đời sống nhân dân khó khăn, tham nhũng tràn lan và cơ sở hạ tầng thấp kém, cộng thêm xung đột sắc tộc và tôn giáo. Trong bối cảnh như vậy, nếu bà Aung San Suu Kyi giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả, quân đội hoan nghênh, ngược lại, xảy ra bất cứ vấn đề gì thì đó chính là sai lầm của riêng bà San Suu Kyi. |