Hà Nội lại có siêu dự án nghìn tỷ Hà Nội vừa công bố “Quy hoạch phát triển CNTT thành phố Hà Nội đến năm 2020,àNộixâytrungtâmđàotạotỷđồngchothuêlàmnhàhàkq giao hữu định hướng đến năm 2030”, do Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội chủ trì. Theo đó, đến năm 2020, tất cả cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước (đến cấp xã) của Hà Nội được trang bị máy tính; mật độ điện thoại từ 80 - 90 máy/100 dân, mật độ thuê bao Internet đạt 50 - 60 thuê bao/100 hộ dân; mật độ máy tính cá nhân đạt trên 60 máy/100 hộ dân. Tại sao dân không được biết về nhiều dự án? Trả lời PV Chất lượng Việt Namvề việc, tại sao nhiều dự án dùng ngân sách khổng lồ lại không được đưa ra cho dân góp ý trước khi quyết định đầu tư? Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng vụ Hành chính – Sự nghiệp, Bộ Tài chính cho hay, chúng ta đã có Nghị định bắt buộc phải công khai, nhưng mức xử phạt nếu cơ quan nào vi phạm lại chưa rõ ràng. Bản thân Bộ Tài chính cũng mong muốn các dự án dùng ngân sách phải được công khai, từ ngay từ khi đề xuất đến khi nghiệm thu. |
Về ứng dụng CNTT, Hà Nội sẽ xây dựng và phát triển công dân điện tử (trên 70% dân số, trên 80% thanh niên và 100% học sinh THCS có thể sử dụng và khai thác Internet), xây dựng và phát triển chính phủ điện tử (90% văn bản, tài liệu chính thức giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi dưới dạng điện tử; 100% cán bộ, viên chức sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc)… Hà Nội cũng sẽ quy hoạch và xây dựng 5 khu công nghiệp phần mềm và nội dung số, 2 phân khu công nghiệp phần cứng, phấn đấu đạt mục tiêu công nghệ phần mềm tăng trưởng 25%/năm. Sở này cho biết, để thực hiện, Hà Nội cần khoảng gần 60 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư. Dự kiến, Hà Nội sẽ huy động được hơn 51.500 tỷ đồng trong số này từ nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT. Còn vốn ngân sách tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật và đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho các cơ quan nhà nước của thành phố. Xây trường hơn 50 tỷ một năm sau thành nơi cho thuê kinh doanh? Nằm ở vị trí tuyệt đẹp, đầu ngã tư giữa đường Lê Văn Lương và Hoàng Đạo Thúy (Hà Nội), Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông Hà Nội (thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội) được đầu tư 57 tỷ đồng, khánh thành tháng 9/2011. Trung tâm có nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho Hà Nội và các vùng phụ cận, đồng thời nghiên cứu giải pháp kỹ thuật tiên tiến về CNTT - viễn thông vào việc đào tạo và triển khai ứng dụng... Nhưng đã từ lâu, nơi đây bị biến thành văn phòng giao dịch của ngân hàng, nhà hàng ăn uống, cửa hàng bán đồ công nghệ cao... Những hình ảnh do PV Chất lượng Việt Namghi lại sáng nay, 11/3/2013 | Nhìn bên ngoài, người ta dễ tưởng nơi đây là văn phòng cho thuê chứ không phải trung tâm đào tạo. Ảnh: HT |
| Tòa nhà hoành tráng nằm nằm sát ngã tư Hoàng Đạo Thúy và Lê Văn Lương. Ảnh: HT |
| Sau nhà hàng này, tòa nhà sẽ còn cho bao nhiêu đơn vị khác thuê? |
Đã từng có cán bộ đi tù về lãng phí đầu tư CNTT Đề án 112 (Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước 2001-2005) đã bị cảnh báo ngay từ đầu và gần như thất bại. Sau khi những sai phạm vị đưa ra ánh sáng, nhiều người từng làm lãnh đạo các phòng ban lớn của Văn phòng Chính phủ đã bị khởi tối. GS Chu Hảo (nguyên phó trưởng ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, nguyên Thứ trưởng Bộ KHCN) từng nhận định: “lãng phí của đề án 112 là nhiều địa phương ham mua máy tính, mua phần cứng nhiều hơn là đi vào xây dựng cơ sở dữ liệu, rồi nối mạng máy tính và chia sẻ thông tin". |
Chất lượng Việt Nam tiếp tục thông tin về vụ việc. Nhóm PV Điều tra |