【ket qua bong da tay】Lợi nhuận sa sút vì nợ xấu
Theợinhuậnsasútvìnợxấket qua bong da tayo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý 2-2013 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), trong kỳ, thu nhập lãi thuần của BIDV ở mức 3.529 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ, mua bán chứng khoán kinh doanh và hoạt động khác cũng đều đạt mức tăng trưởng rất cao. Tuy nhiên, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lại lỗ 27 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ 24 tỷ của cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối kỳ này cũng chỉ mang về 14 tỷ đồng lãi, giảm 79% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, chi phí hoạt động trong kỳ của BIDV chiếm tới 1.748 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng hơn gấp đôi, chiếm 1.769 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, ngân hàng thu về 856 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 38% so với quý 2-2012. Lũy kế 6 tháng, BIDV lãi sau thuế 1.998 tỷ đồng.
Tính đến 30-6, tín dụng của BIDV tăng 7,3%, đạt 364.772 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng cũng tăng 1,6%, lên mức 335.448 tỷ đồng. Nợ xấu ở mức 2,78%, giảm so với mức 2,91% hồi đầu kỳ. Song, nợ có khả năng mất vốn lại tăng 7,5% lên mức 2.657 tỷ đồng.
Trong số các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý 2-2013, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong số ít ngân hàng có lợi nhuận tăng trưởng. Theo đó, thu nhập lãi thuần trong quý 2-2013 chỉ tăng nhẹ so với quý 2-2012, đạt 4.685 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư cũng tăng lần lượt 37% và 115% lên 366 tỷ và 94 tỷ đồng. Chỉ riêng hoạt động kinh doanh ngoại hối bị lỗ 19 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong kỳ chi phí hoạt động của Vietinbank giảm 35% xuống còn 2.085 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ở mức 482 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông ngân hàng mẹ tăng mạnh, cao gấp 3,5 lần quý 2-2012 với 2.124 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận sau thuế của Vietinbank tăng 50% lên 3.163 tỷ đồng.
Tính đến 30-6, tổng vốn huy động khách hàng tăng 6% lên 307.699 tỷ đồng. Khoản cho vay khách hàng tại Vietinbank tăng nhẹ lên 334.607 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,1%.
Trong quý 2-2013, thu nhập thuần từ lãi của Ngân hàng Quân đội (MBB) tăng 2% lên 1.559 tỷ đồng. Lợi nhuận từ các hoạt động còn lại của ngân hàng đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ của MBB tăng mạnh 71% lên 403 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận sau thuế của ngân hàng chỉ tăng 1% lên 725,5 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận sau thuế của MBB giảm 3% xuống còn 1.349 tỷ đồng.
Tính đến 30-6, tiền gửi của khách hàng tại MBB tăng 15% lên 135.431 tỷ đồng. Khoản cho vay khách hàng tại MBB ở mức 79.691 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,86% cuối năm 2012 lên 2,45% tính đến 30-6. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 16% lên 745 tỷ đồng.
Tương tự, tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), lợi nhuận sau thuế quý 2-2013 cũng chỉ đạt 173 tỷ đồng, giảm 36% so với quý 2-2012. Theo đó, ngoại trừ hoạt động khác lỗ 1,6 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2012 lãi 32 tỷ đồng), các khoản thu nhập từ lãi thuần, hoạt động dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư đều mang về doanh thu ấn tượng. Tuy nhiên, do chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh lên 650 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ 2012 và 310 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ mất 22,6 tỷ đồng). Tại thời điểm 30-6, tỷ lệ nợ xấu tại VP Bank đạt 2,6%, giảm nhẹ so với tỷ lệ 2,7% hồi đầu năm. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn lại tăng gấp 4 lần, đạt 836 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ 1,86% tổng dư nợ.
Lợi nhuận sau thuế, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EIB) cũng chỉ bằng phân nửa so với quý 2-2012, lần lượt đạt 408,9 tỷ đồng và 289 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, ACB lãi ròng 715 tỷ đồng (giảm 56% so với cùng kỳ năm 2012); lợi nhuận sau thuế của EIB cũng giảm 59% xuống 581 tỷ đồng.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết, đến 30-6, kết quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 4.762 tỷ đồng, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2012. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, sự sụt giảm này có nguyên nhân từ việc nợ xấu cao khiến các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Theo đó, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của 14 ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn trong 5 tháng đầu năm đã là trên 8.000 tỷ đồng.
Hiện, tổng nợ xấu trên địa bàn TP.HCM ở mức 52.321 tỷ đồng, chiếm 5,58% tổng dư nợ tín dụng và tăng 11% so với cuối năm 2012. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trọng cao nhất với 35.075 tỷ đồng (tương đương 67% tổng nợ xấu).
Nguyễn Hiền