Hai bên trao đổi về các nội dung liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến giảm phát thải và thích ứng.
Thứ trưởng Lê Công Thành chia sẻ, Bộ TN&MT và GIZ có mối quan hệ hợp tác bền vững trong nhiều lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, với một số dự án giảm thiểu phát thải khí nhà kính, cải thiện quản lý tài nguyên nước và phát triển chính sách môi trường.
Điển hình là Dự án Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA). Dự án có thời gian triển khai trong 4 năm (2019 - 2023) với tổng nguồn vốn 10,3 triệu EUR. Mục tiêu Dự án nhằm tăng cường năng lực hỗ trợ triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại 5 Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cùng với 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Dự án gồm 5 hợp phần: Tăng cường năng lực xây dựng, rà soát, cập nhật, triển khai, thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và Thỏa thuận Paris; Tăng cường khung pháp lý thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH và lồng ghéo NDC vào Chiến lược ngành; Thực hiện thí điểm thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Hà Tĩnh và Quảng Bình; Xây dựng một số hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA); Tăng cường điều phối các dự án trong khuôn khổ Sáng kiến khí hậu toàn cầu IKI.
Trong 5 năm qua, Dự án VN-SIPA đã hỗ trợ các Bộ, ngành liên quan, tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện Thỏa thuận Paris và đạt được những kết quả rất tích cực.
Ở cấp Trung ương, với sự đóng góp của GIZ và một số đối tác khác, Việt Nam đã trình Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật vào 2020 và năm 2022; đưa trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành để toàn dân thực hiện. Dự án cũng hỗ trợ xây dựng Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và 3 Thông tư (Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT, Thông tư 17/2022/TT-BTNMT; Thông tư số 48/2022/TT-BGTVT).
Dự án hỗ trợ xây dựng Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, được Thủ tướng phê duyệt, cùng với một số dự thảo kế hoạch ngành. Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược phù hợp với mục tiêu cam kết và thực hiện các yêu cầu của Thỏa thuận Paris, phản ánh nỗ lực triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Các hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính trong một số lĩnh vực, hệ thống giám sát đánh giá thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng dẫn MRV một số lĩnh vực cũng được xây dựng. Bên cạnh đó, năng lực đàm phán biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành cũng được tăng cường. Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các Bộ để xây đựng 2 đề xuất NAMA quốc tế lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng; 2 đề xuất NAMA trong nước về chăn nuôi và giao thông.
Ở cấp địa phương, dự án hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh triển khai thành công 5 mô hình thí điểm các giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái và nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trao đổi về dự án này, bà Michaela Baur - Giám đốc Quốc gia GIZ Việt Nam, cho biết, hiện nay, GIZ đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris – Giai đoạn II (VN-SIPA II) do Cục Biến đổi khí hậu là chủ dự án. Đây là một sáng kiến quan trọng, góp phần tăng cường năng lực quốc gia trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến giảm phát thải và thích ứng.
Dự án này không chỉ mang lại lợi ích trong việc cải thiện môi trường sống mà còn tạo cơ hội để Việt Nam tiếp cận và triển khai các công nghệ xanh, nâng cao năng lực của các cơ quan địa phương và trung ương trong việc thực thi các chính sách khí hậu.
Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết đây là dự án quan trọng đối với Việt Nam, triển khai hiệu quả, dự án sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc đạt được các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững trong tương lai. “Bộ cam kết sẽ chỉ đạo sát sao các cơ quan liên quan để đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt và hợp tác chặt chẽ với GIZ, bảo đảm dự án được thực hiện theo đúng lộ trình, mang lại hiệu quả cao nhất”, Thứ trưởng khẳng định.
Nhân dịp này, Thứ trưởng mong muốn GIZ sẽ đồng hành, kết nối để chia sẻ các bài học kinh nghiệm, mô hình, sáng kiến liên quan đến các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, xây dựng thị trường carbon, trao đổi tín chỉ carbon, các chương trình hợp tác sẽ tập trung vào các vấn đề thực tiễn, giúp Việt Nam hội nhập với các nền kinh tế đang phát triển và phát triển.
下一篇:Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
相关文章:
- Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- Liên thông giấy chứng sinh
- BroLand chính thức phân phối dự án Golf View Luxury Apartment Đà Nẵng
- Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021
- Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- Bình Phước: Đầu tư 1.200 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Ledana
- Bộ Y tế đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với thuốc hiếm
- Đi tìm lời giải cho sức hấp dẫn của nhà phố 2 mặt tiền Eurowindow Garden City
- Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- Kiến Á được vinh danh Best of the best tại Asia Property Awards 2019
相关推荐:
- Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- Kiên quyết đóng cửa cơ sở kinh doanh không giấy phép trong lĩnh vực y tế
- Tiềm năng phát triển phố thương mại đêm tại Van Phuc City
- Ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Bình Dương đã xuất viện
- Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- Đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Trần Đề
- Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm: Tuyệt đối không ăn nấm lạ
- Tecco Elite City: Mô hình sống đẳng cấp Singapore đầu tiên tại Thái Nguyên
- Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Số ca sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và tăng mạnh ở miền Bắc