【soi kèo bóng đá số】Kinh tế vĩ mô của Việt Nam: Xu thế tăng trưởng trong dài hạn

作者:La liga 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 15:25:38 评论数:

Huy động vốn tập trung vào những lĩnh vực đem lại nền tảng tăng trưởng dài hạn

Huy động vốn tập trung vào những lĩnh vực đem lại nền tảng tăng trưởng dài hạn sẽ góp phần ổn định kinh tế.

Các chỉ số vĩ mô cơ bản tốt

Bình luận về GDP quý I/2017 của Việt Nam đạt thấp,ếvĩmôcủaViệtNamXuthếtăngtrưởngtrongdàihạsoi kèo bóng đá số ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng, nguyên nhân do sụt giảm trong các ngành nông nghiệp và khai khoáng, đặc biệt là thiên tai, hạn hán cuối năm 2016 đã tác động khiến GDP quý I/2017 giảm sút. Tuy nhiên, theo ông

Ousmane Dione, GDP quý I/2017 của Việt Nam thấp không phải là điều đáng lo ngại, vì các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản như lạm phát, cán cân tài khoản vãng lai, tiêu dùng tư nhân, xuất nhập khẩu hàng hóa… vẫn giữ ở mức ổn định. Kinh tế vĩ mô ổn định là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này giúp nền kinh tế Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu, tạo những khoảng đệm tốt để có thể ứng phó với các tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Các chuyên gia của WB dự báo, Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% trong năm 2017 nhờ tâm lý tích cực trên thị trường và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong 2 năm tiếp theo 2018, 2019, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 6,4%. Theo ông Sebastian Eckardt - Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB Việt Nam: “Đây là một con số tăng trưởng khá tốt trong bối cảnh kinh tế thế giới còn đang ảm đạm. Chúng ta cần chú trọng đến chất lượng tăng trưởng chứ không phải con số tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô”.

Năm 2017, ngành Nông nghiệp, Công nghiệp được dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn năm 2016, đạt tốc độ 1,7% (nông nghiệp) và 8,3% (công nghiệp). Riêng dịch vụ được dự báo tăng trưởng giảm sút hơn, chỉ đạt 6,5% so với 6,9% năm 2016. Lạm phát cả năm được dự báo ở mức 4% và mức lạm phát này được dự báo giữ nguyên trong các năm 2018, 2019.

Cân đối ngân sách (% GDP, gồm cả chi ngoài NS) năm 2017 được dự báo ở mức -6,2% (giảm hơn so với con số -6,5% năm 2016) và con số này sẽ giảm dần mức âm trong các năm tiếp theo (2018: -5,9%, 2019: -5,3%). Cân đối ngân sách cơ bản (% GDP) năm 2017 được dự báo ở mức -4%, giảm mức âm hơn so với

năm 2016 (-4,4%). Nợ công (% GDP) 2017 của Việt Nam được WB dự báo ở mức 63,6%, năm 2018 là 64% và 2019 sẽ là 65,3%.

Theo WB, tăng trưởng GDP dự kiến tăng dần trong các năm 2017 - 2019, chủ yếu do sức cầu mạnh trong nước và các hoạt động chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu. Áp lực lạm phát nhìn chung ở mức thấp do giá năng lượng và giá thương phẩm toàn cầu đang giảm. Về ngân sách, tình hình sẽ được củng cố phần nào trong thời gian tới, bên cạnh đó quá trình thoái vốn sẽ tăng nhanh, nhưng sẽ được triển khai dần dần nhằm kiềm chế tăng nợ công.

Tăng cường quản lý, giám sát tăng trưởng tín dụng

Liên quan đến tài khóa, ông Sebastian cho rằng: “Mặc dù Việt Nam có nợ công tăng mạnh trong thời gian vừa qua, nhưng chúng tôi thấy trong kế hoạch 5 năm của Chính phủ đã nêu rất rõ định hướng khắc phục thâm hụt tài khóa, giảm tỷ lệ nợ/GDP kịp thời. Những cam kết như vậy được thực hiện thông qua những chính sách như nỗ lực cổ phần hóa các DNNN để có thể huy động 220.000 tỷ đồng từ quá trình cổ phần hóa hay 60.000 tỷ đồng mỗi năm và nâng cao hơn nữa chất lượng chi tiêu ngân sách. Đây là những bước đi đúng định hướng. Tuy nhiên, cũng cần đẩy mạnh hơn nữa việc thoái vốn trong các lĩnh vực không nằm trong cốt lõi để giảm nợ công”.

Ngoài ra, cần phải có những thay đổi về mặt chính sách thuế như thuế môi trường, thuế tài sản. Đây là những loại thuế cần được xem xét để tăng thu ngân sách. Ngoài tăng thu ngân sách thì cần chú trọng tới việc chi ngân sách, nâng cao chất lượng của chi ngân sách, tập trung vào lĩnh vực đầu tư có thể duy trì được sự bền vững tăng trưởng trong dài hạn. “Cần cân bằng giữa một bên là kiểm soát nợ công, một bên đảm bảo việc chi tiêu đầu tư công tập trung vào những lĩnh vực nền tảng, tạo tăng trưởng trong dài hạn” - ông Sebastian nhấn mạnh.

Cũng theo ông Sebastian, xét một cách tổng thể hệ thống tài chính của Việt Nam, có thể thấy trong dài hạn cần phải tái cân bằng tài chính để hướng đến một hệ thống cân bằng hơn trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường vốn. Một trong những tăng trưởng hiệu quả là huy động vốn tập trung vào những lĩnh vực đem lại nền tảng tăng trưởng dài hạn và việc phát triển thị trường vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, theo ông Sebastian, Việt Nam chưa có sự cân đối giữa quy mô ngân hàng và thị trường vốn. Quy mô ngân hàng ở Việt Nam lớn nhưng quy mô của thị trường vốn lại nhỏ. Đây là lĩnh vực mà Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa để tái cân bằng quy mô của hai thị trường này. Đồng thời, cần có kế hoạch cụ thể tái cơ cấu ngân hàng trong 5 năm tới, đẩy mạnh hơn nữa năng lực giải quyết nợ xấu.

Theo WB, việc tăng trưởng tín dụng tiếp tục diễn ra, trong khi áp lực nợ xấu trong quá khứ còn chưa được giải tỏa đủ cho thấy có lý do cần quan ngại. Chất lượng của tín dụng là một vấn đề lớn vì nó có liên quan đến triển vọng tăng trưởng cũng như những khó khăn có thể nảy sinh tùy thuộc vào cách sử dụng tín dụng như thế nào, cho đầu tư sản xuất hay xây dựng, đầu tư vào lĩnh vực nhận được khả năng tăng trưởng tốt hơn trong tương lai hay không? Vì vậy, Chính phủ cần phải quản lý một cách cẩn trọng dòng tín dụng để đảm bảo tăng trưởng không quá nóng, đồng thời duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

“Cần phải có những thay đổi về mặt chính sách thuế như thuế môi trường, thuế tài sản. Đây là những loại thuế cần được xem xét để tăng thu ngân sách. Ngoài tăng thu ngân sách thì cần chú trọng tới việc chi ngân sách, nâng cao chất lượng của chi ngân sách, tập trung vào lĩnh vực đầu tư có thể duy trì được sự bền vững tăng trưởng trong dài hạn. Cần cân bằng giữa một bên là kiểm soát nợ công, một bên đảm bảo việc chi tiêu đầu tư công tập trung vào những lĩnh vực nền tảng, tạo tăng trưởng trong dài hạn”.

Ông Sebastian Eckardt - Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB Việt Nam

Thảo Miên