Hải Dương: Sau phản ánh của Báo Công Thương,ảiDươngCảnhsátgiaothônglậpchốtnơithiếuantoàncácluậtsưlêntiếtỷ lệ keo nha cai Sở GTVT đốc thúc tháo dỡ lều lán nơi CSGT lập chốt |
Hải Dương: Cảnh sát giao thông lập chốt tuần tra ở nơi có nguy cơ mất an toàn giao thông Thừa Thiên Huế: Xe “lách” trạm thu phí gây mất an toàn giao thông |
Trên cơ sở phản ánh của người dân và doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại, giao thương đi qua khu vực Hải Dương - Thái Bình, mới đây, Báo Công Thương đã thông tin về việc, đoạn đường giao thông DT 396B gần cầu Hiệp thuộc địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương xuất hiện điểm tuần tra ở nơi có nguy cơ gây mất an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và phương tiện tham gia giao thông được bạn đọc quan tâm.
Cụ thể, cảnh sát giao thông lập "chốt" và làm việc tại khu vực có một lán cố định ngay sát lề đường gần góc cua lên cầu Hiệp với kết cấu bằng khung sắt, mái tôn quây kín mít, nền betong, diện tích khoảng 30m2, do địa phương xây dựng từ khi phòng dịch Covid-19 trước đây.
Ngoài ra, "chốt" giao thông này hoạt động trong khu vực lán lợp tôn xây dựng trên hành lang an toàn giao thông, có phần mái che lấn ra hướng lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, có thể gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Trường hợp lập “chốt” tại một điểm trên đường giao thông phải lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. |
Trao đổi với Báo Công Thương về điều kiện lập "chốt" giao thông, xử lý vi phạm, luật sư Nguyễn Hoài Sơn – Giám đốc Công ty Luật TNHH Châu Á (Asialaw) chia sẻ với những băn khoăn của một số người dân, doanh nghiệp kinh doanh thương, giao thương đi qua khu vực tuyến đường gần Cầu Hiệp và cho biết, theo quy định tại Điều 9, khoản 2 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA việc lập "chốt" của Cảnh sát giao thông phải đáp ứng các điều kiện an toàn giao thông.
Trong đó, phải có kế hoạch tuần tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Cảnh sát giao thông không đứng góc khuất; Phải đặt cọc tiêu, rào chắn hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè; Phải có hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông, khi kiểm soát phải đúng theo quy định.
Đặc biệt, khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông.
Luật sư Nguyễn Hoài Sơn cũng chỉ ra, lập “chốt” tại một điểm trên đường giao thông, phải lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật.
“Nếu các địa điểm không đáp ứng được các điều kiện trên thì không được lập “chốt”, xử lý vi phạm người dân và phương tiện tham gia giao thông” -luật sư Nguyễn Hoài Sơn nhấn mạnh.
Phóng viên đặt câu hỏi về ý kiến của một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu có xe tải cỡ lớn đi qua tuyến đường và qua khu vực có chốt kiểm soát giao thông trên, thường gặp hiện tượng đặt cọc tiêu hình chóp nón chiếm gần tới 1/3 lòng đường nên buộc xe tải đi ngược chiều phải đi lấn sang làn đường bên cạnh (đường chỉ có hai làn), rất dễ va chạm với lán lợp tôn. Về vấn đề này, luật sư Cao Xuân Vượng - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, tại tất cả các địa phương, hay trên các tuyến đường giao thông việc lập "chốt", xử lý vi phạm quan trọng nhất là phải có kế hoạch, công khai kế hoạch và vị trí lập chốt phải đảm bảo an toàn, tuân thủ Luật Giao thông đường bộ.
Đồng quan điểm với luật sư Nguyễn Hoài Sơn, luật sư Cao Xuân Vượng nhấn mạnh, việc lập "chốt", tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đều phải theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải có thông báo công khai kế hoạch tuần tra, kiểm tra để người dân, doanh nghiệp giao thương đi qua tuyến đường được biết.
"Điều 14 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định rất rõ, khi lập chốt giao thông Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo công khai các kế hoạch tuần tra, kiểm soát theo quy định" - luật sư Cao Xuân Vượng nêu.
Luật sư Cao Xuân Vượng cho biết thêm, hình thức thông báo công khai bao gồm: Niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị; Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông hoặc Cổng thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông; Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Trong đó, nội dung thông báo công khai phải nêu rõ tuyến đường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; Loại phương tiện, hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; Thời gian thực hiện kế hoạch.
“Riêng việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA phải bảo đảm an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông”– luật sư Cao Xuân Vượng thông tin.