Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong mọi hoạt động đời sống và sản xuất kinh doanh trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế,ọccôngnghệvàđổimớisángtạolàđộnglựcquantrọngpháttriểnkinhtếty lẹ keo tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Để khai thác, phát huy tối đa tiềm lực từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Khoa học & Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, Bộ đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Đề án Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.
Năm 2020 qua đi với nhiều khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh hoành hành, đã tác động nặng nề tới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xin Thứ trưởng cho biết những điểm nhấn kết quả của ngành trong năm qua?
Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội đất nước. Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép mà Chính phủ đã đề ra, Bộ Khoa học & Công nghệ đã tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp do Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công. Trong đó, tiêu biểu là các nội dung về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.
Đồng thời, Bộ Khoa học & Công nghệ cũng tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Một trong những kết quả nổi bật của ngành trong năm qua là, chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam tiếp tục giữ vững thứ hạng 42/131 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3/10 quốc gia, chỉ sau Singapore, Malaysia. Theo nhận xét của Tổ chức WIPO, Việt Nam cùng với 3 nền kinh tế khác có kết quả vượt trội về đổi mới sáng tạo trong 10 năm liên tiếp và là 1 trong số 4 quốc gia châu Á cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines có mức cải thiện thứ hạng rõ rệt nhất từ năm 2014 đến nay. Việt Nam tiếp tục được xem là hình mẫu của các nước đang phát triển khác trong việc thiết lập đổi mới sáng tạo như là một ưu tiên quốc gia.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua, vai trò của việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ càng được thể hiện rõ nét. Ngay từ những ngày đầu tiên dịch bệnh bùng phát, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Khoa học & Công nghệ đã huy động lực lượng các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu ở Việt Nam (về lĩnh vực truyền nhiễm, dịch tễ, sinh học phân tử, vắc xin, y học thảm họa,...) và doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ khoa học & công nghệ cấp quốc gia nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học, chế tạo bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2, xây dựng phác đồ điều trị, sản xuất kháng thể đơn dòng, robot và máy thở phục vụ tình huống ứng phó với các cấp độ dịch bùng phát, sản xuất vắc xin phòng Covid-19.