【bd tl keo】Tín hiệu hạ nhiệt ở Myanmar ?

时间:2025-01-13 08:01:50来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín

Việc chính quyền quân sự Myanmar thả hàng trăm người biểu tình là động thái mới được cho là tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng tại quốc gia Đông Nam Á này.

Người biểu tình đối đầu với cảnh sát ở TP.Mandalay,ệuhạnhiệtởbd tl keo Myanmar ngày 21-3. Ảnh: REUTERS

Reuters đưa tin, vào sáng ngày 24-3 có khoảng 15 chiếc xe buýt chở người biểu tình đã đi ra khỏi trại giam Insein ở Yangon được cho là trả tự do. Tất cả những người được thả là những người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình, bị bắt vào ban đêm hoặc rời khỏi nơi ở để ra ngoài (vi phạm thiết quân luật). Trước đó, Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết, ít nhất 2.000 người đã bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình phản đối quân đội Myanmar tiếp quản quyền lực. Nhà chức trách Myanmar vẫn chưa thông báo có bao nhiêu người biểu tình đã được thả.

Tại Yangon, nhiều cơ sở kinh doanh đóng cửa và xe cộ ít đi lại trên đường phố sau khi các nhà hoạt động kêu gọi “đình công im lặng”. Cuộc đình công diễn ra một ngày sau khi một nhân viên nhà tang lễ tại Mandalay - thành phố lớn thứ 2 Myanmar cho biết, một bé gái 7 tuổi đã thiệt mạng vì trúng đạn tại thành phố này. Đây là nạn nhân nhỏ tuổi nhất trong số 275 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình, AAPP cho biết.

Trong một động thái liên quan được cho là sẽ tác động mạnh mẽ đến tình hình xung đột ở Myanmar đó là Chính phủ song song của Myanmar CRPH (đại diện cho Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar) đang tập hợp sức mạnh, xây dựng lực lượng vũ trang để đối đầu với quân đội Myanmar hậu đảo chính quyền quân sự. Hiện CRPH đang xây dựng căn cứ và tích cực thiết lập liên minh với các lực lượng vũ trang của các nhóm dân tộc thiểu số kiểm soát vùng biên giới của nước này.

Trong khi đó, thủ lĩnh phong trào biểu tình đang lui vào bí mật để tránh bị trả thù và tiếp tục lãnh đạo phong trào. Một chính quyền song song đang lặng lẽ hình thành ở những khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của các tổ chức vũ trang dân tộc (EAO). Điều này đồng nghĩa với việc các nghị sĩ Myanmar bị phế truất sau cuộc đảo chính hiện đứng trước cơ hội kháng cự bằng sức mạnh vũ trang. Các EAO đã công khai tố cáo cuộc đảo chính quân sự cùng Hội đồng Hành chính Nhà nước (SAC) mới được quân đội thành lập. Các EAO thi thoảng triển khai quân để bảo vệ quyền của Phong trào Bất tuân Dân sự (CDM) được biểu tình một cách hòa bình.

Ở Myanmar, ngày càng có nhiều lực lượng chống đối quân đội bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, các lực lượng này khó giành lại được chính quyền từ tay quân đội vì vẫn còn yếu thế.

Cùng thời gian này, áp lực quốc tế đang gia tăng lên cách thức quân đội Myanmar ứng phó với các cuộc biểu tình (mà trong đó phía an ninh bị tố là đã dùng đạn thật). Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đây thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các thành viên cấp cao của quân đội Myanmar với cáo buộc trấn áp người biểu tình phản đối chính biến. Lệnh trừng phạt mới của Mỹ sẽ nhằm vào Cảnh sát trưởng Myanmar Than Hlaing, Tư lệnh Cục Tác chiến đặc biệt - Trung tướng Aung Soe và hai đơn vị quân đội. Ông Blinken nêu rõ: “Mỹ tiếp tục kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ bất công, chấm dứt các cuộc tấn công vào thành viên của các tổ chức xã hội, các nhà báo, thành viên của các tổ chức công đoàn, chấm dứt đàn áp và sát hại người biểu tình và trả lại quyền lực cho chính phủ dân chủ được bầu”.

Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã áp đặt lệnh trừng phạt nhiều quan chức quân đội cấp cao của Myanmar, trong đó có Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing, phó tổng tư lệnh và một quan chức đứng đầu ủy ban bầu cử. Anh và Canada cũng trừng phạt các cá nhân nói trên.

Trong khi đó, tại Myanmar các cuộc biểu tình lại tiếp tục diễn ra làm cho tình hình chính trị tại quốc gia Đông Nam Á này ngày càng rối ren.

Myanmar rơi vào bế tắc chính trị kể từ ngày 1-2 sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng và bang và các thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD), với cáo buộc có nhiều gian lận trong cuộc bầu cử gần đây và lên nắm chính quyền. Cuộc khủng hoảng ở Myanmar hậu đảo chính quân sự hiện đã lên một nấc thang mới khi có đến 250 dân thường chết trong các cuộc biểu tình khi đụng độ với lực lượng an ninh nước này và có tới 2.200 người biểu tình khác bị bắt.

 

HN tổng hợp

相关内容
推荐内容