【đội hình câu lạc bộ bóng đá as monaco gặp marseille】Đừng lơ là trong dựng xây thương hiệu
Ông đánh giá như thế nào về việc xây dựng thương hiệu của các nhà sản xuất Việt Nam thời gian qua?Đừnglơlàtrongdựngxâythươnghiệđội hình câu lạc bộ bóng đá as monaco gặp marseille
Trong một vài năm trở lại đây, các nhà sản xuất Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn về chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu nhằm tiếp cận với hệ thống phân phối hiện đại, XK sang thị trường khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, sau một thời gian đồng hành với các nhà sản xuất Việt Nam trong việc XK hàng Việt, phải khẳng định rằng, nhiều DN sản xuất Việt Nam chưa thực sự chú trọng xây dựng được thương hiệu, chưa quan tâm đến việc đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý để khẳng định được chủ quyền cùng sự đặc sắc của sản phẩm với thị trường.
Nông sản là một trong những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam đã được Big C Việt Nam cùng Tập đoàn Central Group Thái Lan hỗ trợ, thúc đẩy tiếp cận với thị trường thế giới. Theo ông, đâu là điểm yếu nổi cộm làm giảm tính cạnh tranh của hàng nông sản Việt trên thị trường quốc tế?
Với mặt hàng nông sản, điểm đáng lưu ý là nhà sản xuất chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng bao bì, mẫu mã theo quy chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất Việt Nam cũng chưa quan tâm đến vấn đề bảo quản sau thu hoạch. Những thị trường NK khắt khe như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… đặt ra yêu cầu về bảo quản chất lượng sau thu hoạch rất cao. Hiện nay, hầu hết nhà sản xuất Việt Nam, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, hộ trang trại, hộ nông dân… chưa có điều kiện cũng như dành sự quan tâm thích đáng đến lĩnh vực này. Thời gian tới, tôi mong các điểm yếu nêu trên sẽ được cải thiện hơn, từ đó XK tốt hơn hàng hóa Việt ra thế giới.
Xin ông cho biết, Big C đã, đang và sẽ có sự hỗ trợ như thế nào giúp gia tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt?
Từ năm 2016, Big C đã có chương trình Đồng hành cùng thương hiệu Việt để hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ thiết kế bao bì, mẫu mã, đặc biệt là xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của các nhà sản xuất Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của hệ thống bán lẻ như hệ thống siêu thị Big C. Đặc biệt, chúng tôi đã kết hợp với Bộ Công Thương tổ chức những Tuần hàng Việt Nam tại nước ngoài nhằm quảng bá, giúp đỡ các DN Việt Nam có thể XK hàng hóa.
Trên thực tế, Big C Việt Nam cũng như Tập đoàn Central Group đã hỗ trợ cho các nhà sản xuất Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông sản, thực phẩm tiếp cận tốt hơn với thị trường quốc tế. Bằng chứng là, hệ thống siêu thị Big C đã XK được sản phẩm vải Lục Ngạn của Việt Nam sang thị trường Thái Lan vào các hệ thống siêu thị của Tập đoàn Central Group và được người tiêu dùng Thái Lan đánh giá cao. Tôi nghĩ rằng, đây sẽ là những tiền đề tốt để có thể XK những sản phẩm nông sản Việt đến thị trường Đông Nam Á cũng như thị trường xa xôi, khó tính hơn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản… trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Bà Trương Thị Ngọc Ánh- Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Nâng cao thương hiệu là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững trong hội nhập sâu Đến nay, hơn 90% người tiêu dùng Việt Nam đã quan tâm đến hàng hóa xuất xứ từ DN Việt Nam, có thương hiệu Việt Nam. Trong số đó, hơn 60% khẳng định tiếp tục quan tâm, tiêu dùng hàng hóa xuất xứ Việt Nam. Các DN hiện nay cũng khá tích cực đầu tư khoa học công nghệ, ứng dụng cách quản lý mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời nghiên cứu để hạ giá thành sản xuất, đưa ra hàng hóa có mức giá phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Nhiều thương hiệu Việt được xây dựng, hình thành vượt tầm quốc gia, vươn tầm khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong xu thế cạnh tranh, việc nâng cao năng lực DN, nhất là nâng cao thương hiệu của DN, thương hiệu sản phẩm Việt Nam trở nên vô cùng quan trọng. Làm được điều này không chỉ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn khẳng định được chỗ đứng của DN Việt trên thị trường, giúp DN có thể đứng vững khi hội nhập sâu. Bà Đinh Thị Mỹ Loan-Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam: Từng doanh nghiệp phải có con đường riêng Trong quá trình tạo dựng thương hiệu, chỗ đứng trong hội nhập, không có giải pháp nào có thể phù hợp với mọi DN, với mọi loại hình kinh doanh mà từng cá nhân, từng DN cần chiến lược, có con đường đi của riêng mình. Đối với ngành bán lẻ, những thông tin nóng hổi từ Hội nghị và Triển lãm quốc tế về bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 18 (APRCE 18) mới được tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) tháng 10/2017 đã cho thấy, có rất nhiều cơ hội và thách thức đang đợi chờ các nhà bán lẻ Việt Nam. Để thay đổi ngành bán lẻ, nhất thiết phải có chiến lược phát triển cho ngành dịch vụ này và cần tập trung vào các vấn đề như: Thúc đẩy tăng trưởng thông qua sáng tạo; tăng năng suất làm việc qua áp dụng công nghệ trong ngành phân phối-bán lẻ; xây dựng một lực lượng lao động bán lẻ năng suất cao và sẵn sàng cho tương lai; hỗ trợ các DN bán lẻ Việt Nam mở rộng thị trường để có thể kết nối với khách hàng mới từ khối ASEAN, và khắp thế giới… Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): Sẽ đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa trong năm 2018 Trong năm 2018, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Công Thương sẽ tập trung đẩy mạnh kết nối giữa khối DN FDI và DN sản xuất trong nước, để DN FDI tin tưởng vào thương hiệu Việt Nam, sử dụng các nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ trợ… sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, định hướng đặt ra là sẽ tập trung đẩy mạnh hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ khi Luật Hỗ trợ DN vừa và nhỏ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Trong đó, nội dung hết sức quan trọng là làm sao để sản phẩm của DN vừa và nhỏ tiếp cận được với hệ thống phân phối trong nước một cách bài bản. Theo Điều 13, Luật Hỗ trợ DN vừa và nhỏ, các bộ, ban, ngành cũng như UBND các tỉnh, thành phố sẽ có trách nhiệm tổ chức các hệ thống phân phối cho DN vừa và nhỏ tham gia. Nếu hệ thống nào có trên 80% sản phẩm của các DN vừa và nhỏ sản xuất tại thị trường trong nước thì sẽ được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, phí, đất đai… Ngoài ra, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018 hướng tới thị trường trong nước, thị trường biên giới miền núi và hải đảo sẽ có cách làm mới, có điểm nhấn và tính lan tỏa sâu rộng nhằm giới thiệu tốt hơn hàng hóa thương hiệu Việt tới người tiêu dùng trong nước… Đức Quang (ghi) |