【soi kèo bóng đá châu á】Bếp yêu thương đỏ lửa những ngày giãn cách…

[La liga] 时间:2025-01-26 18:00:08 来源:88Point 作者:World Cup 点击:150次

Gần 2 tháng nay,ếpyuthươngđỏlửanhữsoi kèo bóng đá châu á Bếp yêu thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang vẫn đỏ lửa từ sáng đến chiều, mang đến hàng ngàn suất cơm ấm nóng cho người bệnh, thân nhân, nhân viên y tế và các chiến sĩ trực chốt phòng, chống dịch tại đây.

Người nhà bệnh nhân đến nhận cơm từ Bếp yêu thương.

1.000 suất ăn miễn phí mỗi ngày

Đều đặn khoảng 4 giờ 30 phút mỗi ngày, tình nguyện viên tại Bếp yêu thương bắt đầu chuẩn bị nấu ăn cho bệnh nhân. Thực đơn thường ngày có canh, kho, xào hoặc luộc giống như bữa cơm gia đình.

Chị Nguyễn Thị Minh Duyên, Phó phòng Quản lý chất lượng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, người điều hành bếp ăn, chia sẻ: Toàn tổ có khoảng 15 thành viên, mỗi ngày từ 6 đến 8 người sẽ đảm nhận việc nấu ăn, trong đó chị là người đứng bếp.  Rau, củ, quả của bếp được bà con tiểu thương chợ Phường III, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, các nhà hảo tâm đóng góp. Cái nào sơ chế trước được thì các cô chia nhau làm để giảm thời gian, tiết kiệm nhân lực. Đông người nhưng ai cũng tuân thủ nghiêm “Thông điệp 5K”, luôn đeo khẩu trang và bao tay. Chiều hôm trước, các cô sẽ ngồi tính toán thực đơn hôm sau, nhờ vậy các khâu từ sơ chế đến chế biến đều nhanh, đảm bảo vệ sinh.

Không chỉ phát cơm tại bếp, các cô chú còn vô hộp để chuyển đến cho lực lượng trực chốt ra vào bệnh viện và những y, bác sĩ đang thực hiện 3 tại chỗ tại bệnh viện.

Mỗi ngày, Bếp yêu thương phục vụ 2 bữa sáng, chiều với khoảng 1.000 suất ăn miễn phí. Bếp yêu thương còn san sẻ những hộp cơm nóng ấm đến với Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần và Da liễu tỉnh.  “Cô bác lớn tuổi thích ăn cơm từ thiện của bếp ăn mình lắm, người ta nói cơm ngon, hợp vệ sinh. Đợt dịch này, nhờ có nhà hảo tâm ủng hộ nên ngoài món chay bếp tăng cường món mặn, thực đơn đa dạng, đảm bảo dinh dưỡng. Bếp còn sáng tạo “đổi khóm lấy rau” với bếp ăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành A, làm phong phú thực đơn cho bếp”, chị Minh Duyên tâm sự.

Là thành viên trực chiến tại bếp ăn này từ những ngày đầu, bà Phan Thị Nghị (61 tuổi) bày tỏ: Dịch bệnh hạn chế đi lại nên bà cùng một số chị em tình nguyện đăng ký ở lại tại bếp. Sáng phụ nấu ăn, tối đến thì quét dọn sàn nhà làm nơi ngủ “dã chiến”. “Phục vụ bà con cô bác cũng như giúp người thân, gia đình của mình nên thấy vui và muốn gắn bó với bếp ăn này”, bà Nghị bộc bạch.

Ngồi cách đó không xa, bà Trần Kim Khánh, cùng tổ với bà Nghị ngồi cắt đậu bắp, kể: Hai vợ chồng bà tình nguyện vào đây nấu cơm cho bếp. Gần 2 tháng rồi chưa về thăm nhà. Nhớ nhà, nhớ cháu ngoại nhưng nghĩ lại thấy thương bệnh nhân nên hai vợ chồng động viên nhau cùng cố gắng.

Phát cơm xong cũng là lúc đồng hồ báo hơn 11 giờ. Sau khi dọn dẹp, các thành viên Bếp yêu thương lại tất bật tranh thủ chuẩn bị cho kịp giờ cơm chiều.

Bếp yêu thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang luôn đỏ lửa, nấu những suất cơm nóng gửi đến bệnh nhân và thân nhân người bệnh đang điều trị tại đây…

Giấu con… chuyện đi nấu cơm từ thiện

Ở bếp ăn này, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng gặp nhau ở tấm lòng thiện nguyện, giúp ích cho đời. Câu chuyện “giấu con” đi nấu cơm từ thiện của vợ chồng bà Trần Kim Khánh, ông Nguyễn Văn Bé.

Chỉ tay về phía chồng đang chụm lò trấu với nồi canh to tướng. Bà Khánh kể: Hồi xưa ông bệnh, hai vợ chồng vô bệnh viện điều trị, thấy cảnh những bệnh nhân khó khăn nằm viện nên thấy thương. Khi hết bệnh, bà bàn với chồng đi làm từ thiện, vậy là chú gật đầu đồng ý. “Hai vợ chồng phụ nấu ăn ở đây, rồi người ta nhờ chở cơm qua Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần và Da liễu tỉnh, cũng đi luôn. Lúc đầu con gái rất lo lắng, không cho đi làm, nhưng mà cô giấu. Khoảng hơn 1 tuần thì tụi nó biết, lúc đó, mới thú thiệt. Thấy cha mẹ khỏe nên con gái, con rể cũng ủng hộ”, bà Khánh cười nói.

Vợ chồng bà Khánh, ông Bé mang cơm đến cho các ybác sĩ, nhân viên Bệnh chuyên khoa Tâm thần và Da liễu tỉnh.

Chị Duyên nói thêm: “Chú Bé hồi trước từng là bệnh nhân ở Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần và Da liễu tỉnh. Con cái lớn, có gia đình riêng, cuộc sống thoải mái nên toàn tâm làm thiện nguyện phục vụ bệnh nhân. Hai cô chú vô ở suốt đây cũng gần 2 tháng nay”.

Đằng sau lớp khẩu trang, những giọt mồ hôi rơi là bao tâm huyết, hết lòng vì người bệnh. Những bà con đến nhận cơm, ai cũng trật tự xếp hàng, đeo khẩu trang, xịt khuẩn theo hướng dẫn của 2 chú bảo vệ. Ai cũng thương, cũng quý những tình nguyện viên ở đây. Cô Mai Thị Lẹ nuôi người thân nằm viện chia sẻ: Cơm ở đây ngon, giúp người khó khăn tiết kiệm chi phí. Mọi người rất vui vẻ.

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, những suất cơm ở Bếp yêu thương càng có ý nghĩa vì đã giúp những người nhận ấm lòng bởi những cử chỉ thân thương gần gũi. “Bếp yêu thương” đúng như tên gọi là tình thương giữa người với người, là nguồn động lực lớn giúp họ vượt qua khó khăn trong dịch bệnh…

Nấu đến khi nào hết dịch thì thôi…

 

“Tính nấu cơm tới hết đợt dịch thứ nhất thì dừng, nhưng lại sợ bệnh nhân nghèo không có đồ ăn, ra ngoài mua thì dịch bệnh ảnh hưởng, mà cũng ít người bán, nên thôi ráng cùng cô, chú nấu khi nào hết dịch thì thôi. Mong thời gian tới, Bếp yêu thương có thêm hỗ trợ từ các đơn vị, để có bữa ăn của bà con có thêm dinh dưỡng, mau khỏi bệnh”, chị Nguyễn Thị Minh Duyên, Phó phòng Quản lý chất lượng Công tác xã hội, Trưởng nhóm nấu ăn, tâm sự.

 

Bài, ảnh: NHẬT MINH

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接