游客发表
Ăn nên làm ra nhờ công nghệ
Mua sắm trực tuyến đang chiếm ưu thế và bùng nổ ấn tượng,ắmthờket qua c 1 đặc biệt trong giai đoạn người dân được khuyến cáo hạn chế tụ tập nơi đông người. Theo ghi nhận, các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn tỉnh đều đang triển khai các chương trình bán hàng online qua các ứng dụng, hay qua website điện tử, mạng xã hội để giữ vững doanh thu.
Siêu thị Co.opmart kiểm tra đơn hàng tại quầy và khuyến khích khách hàng mua online sẽ được giao miễn phí
Tại Siêu thị Co.opmart Đồng Xoài (TP. Đồng Xoài) những ngày này, khách hàng lựa chọn kênh mua sắm online tăng mạnh. Siêu thị đang tích cực triển khai các gói dịch vụ nhằm hỗ trợ tối đa cho người tiêu dùng mua sắm qua 4 kênh tiếp nhận đặt hàng như: nhận đặt hàng qua điện thoại, qua app “Saigon Co.op”; fanpage “Siêu thị Co.opmart Đồng Xoài” và đặt hàng qua Zalo. Tất cả đơn hàng tiếp nhận online sẽ được giao miễn phí trong vòng 4 tiếng đồng hồ kể từ khi phát sinh đơn hàng và có bán kính phục vụ 6km với mỗi hóa đơn từ 200 ngàn đồng.
Theo đại diện Siêu thị Co.opmart Đồng Xoài, so với thời điểm trước khi xảy ra dịch, lượng khách đặt hàng qua các kênh online của siêu thị tăng khoảng 200%. Để hạn chế việc giao dịch bằng tiền mặt, Co.opmart Đồng Xoài triển khai nhiều phương thức thanh toán như: Chuyển khoản, cà thẻ qua POS của các ngân hàng, thanh toán qua Samsung Pay, E-Banking, thanh toán qua ví điện tử Momo hoặc trừ chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn tính tiền dựa trên số điểm tích lũy, tạo điều kiện tối đa để khách hàng ở nhà cũng có thể mua sắm các mặt hàng tại siêu thị.
Thời gian trước tôi còn băn khoăn mỗi khi mua hàng trực tuyến nhưng bây giờ đã trở thành “thói quen” của mỗi thành viên trong gia đình. Mua sắm online rất tiện lợi bởi không phải ra tận cửa hàng, không phải chen chúc xếp hàng thanh toán mà chỉ cần ngồi nhà, truy cập ứng dụng, lựa mặt hàng mình thích, thanh toán qua mạng và sẽ được giao hàng tận nơi. Chị Ngô Thị Thanh Thúy, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài nhận xét |
Không chỉ doanh nghiệp lớn mà các đơn vị bán lẻ như: cửa hàng thức ăn nhanh, quán cà phê, nhà hàng đều đã bắt đầu áp dụng công nghệ vào việc kinh doanh. Việc đẩy mạnh nền tảng bán hàng online với đủ giải pháp giúp các cơ sở này giữ vững được doanh số trong mùa dịch.
“Trước đây, cửa hàng tôi rất ít đơn hàng online mà chủ yếu phục vụ tại chỗ, nhưng giờ chúng tôi cũng đã chủ động tham gia vào thị trường kinh doanh trực tuyến. Từ khi dịch bùng phát đến nay, lượng khách đặt bánh trực tuyến có xu hướng tăng mạnh nên doanh thu của cửa hàng vẫn ổn định” - chị Lê Thị Tú Nhi, quản lý tiệm bánh King Bakery, quốc lộ 14, thành phố Đồng Xoài tự tin.
Kinh doanh trong mùa dịch, bên cạnh tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế đón khách tại cửa hàng, tiệm trà sữa Anna Phạm, thành phố Đồng Xoài đẩy mạnh các hình thức đặt hàng qua fanpage, Zalo, Facebook, giao hàng tận nơi, bán hàng “take away” cho khách mang về. “Chúng tôi thường xuyên cập nhật các loại thức uống mới trên fanpage để tăng lượng khách hàng online và duy trì tương tác với khách. Thay đổi phương thức kinh doanh theo hướng tận dụng mạng xã hội đang giúp công việc buôn bán của cửa hàng thuận lợi hơn” - chị Nguyễn Thị Thu Hương, chủ cửa hàng chia sẻ.
Đơn hàng đặt qua mạng đều được chủ các cửa hàng khuyến khích khách thanh toán qua thẻ, hạn chế sử dụng tiền mặt. Điều này không chỉ góp phần đẩy mạnh công nghệ trong chuyển đổi số để tăng doanh thu mà còn đảm bảo hiệu quả trong thời điểm dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.
Kích cầu tiêu dùng số
Việc ứng dụng công nghệ trong kinh doanh đã đem đến những dấu hiệu tích cực cho cả người bán lẫn người mua. Đây là thời điểm “vàng” để các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xây dựng thương hiệu, thu hút sự chú ý và tương tác, tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng trên không gian mạng.
Sở Công Thương cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 có 50% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử; 100% siêu thị, trung tâm mua sắm thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng... |
Với các ưu điểm nhanh, thuận lợi, không có khoảng cách… giao dịch, bán hàng điện tử đang ngày càng được ưa chuộng và trở thành sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, sau gần 2 năm khai trương sàn giao dịch nông sản Bình Phước, Sở Công Thương đã hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tiếp cận ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp liên quan nhiều đến hoạt động xuất, nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… kết nối bán hàng, giảm chi phí qua các khâu trung gian, quảng cáo. Đến nay, sở đã hỗ trợ gần 200 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sàn giao dịch nông sản Bình Phước.
Đánh giá về hiệu quả, anh Vũ Tiến Hoàng, chủ cơ sở Mật ong Sông Bé, phường Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài, khẳng định: “Hiện các kênh tiêu thụ truyền thống đều ngưng trệ nên các sản phẩm của cơ sở đã được đưa lên sàn giao dịch nông sản của tỉnh, đồng thời liên kết với các kênh thương mại điện tử như: Tiki, Lazada, Vua nông sản… để bán hàng nên cũng cải thiện được doanh số, tìm kiếm thêm khách hàng ở các thị trường khác trên môi trường mạng”.
Mua sắm online đang thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Trong tương lai, các ứng dụng mua sắm online chắc chắn trở thành xu hướng tất yếu. Ngoài sự tiện lợi, hiệu quả do các dịch vụ này mang lại thì đây cũng là cơ hội để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, kích cầu tiêu dùng số. Không đứng ngoài cuộc, tỉnh đang cùng Chính phủ đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, tiến đến chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接