【kết quả bóng đá cúp c1 nam mỹ】Khi cả nền kinh tế vào cuộc
. |
Nếu không có sự nỗ lực của tất cả các bộ,ảnềnkinhtếvàocuộkết quả bóng đá cúp c1 nam mỹ ngành, địa phương, của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, cũng như của cộng đồng doanh nghiệp, không thể có được kết quả đáng ghi nhận đó. Tất nhiên, mọi thứ đều phải bắt đầu từ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
Cũng cần phải nhắc lại rằng, sau khi số liệu thống kê về tình hình kinh tếquý I/2017 được công bố, với tăng trưởng GDP chỉ là 5,1% (nay được tính toán lại là 5,15% - PV), và sau khi hàng loạt dự báo cho rằng, tăng trưởng kinh tế năm nay khó đạt mục tiêu đề ra là 6,7%, Chính phủ đã nhất quán quan điểm không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành thêm Chỉ thị số 24 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017.
Rất nhiều giải pháp được đặt ra và các nhiệm vụ cụ thể đã được giao cho từng bộ ngành, địa phương. Thậm chí, Thủ tướng Chính phủ đã đặt cả vấn đề kỷ luật nếu như không hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng.
Chính vì sự quyết liệt đó, khai thác dầu 6 tháng đầu năm đã tăng thêm được 500.000 tấn, khai thác than cũng rất tích cực, sản xuất điện, nước, hay xử lý nước thải, rác thải đều tăng trưởng tốt. Sản xuất nông nghiệp cũng chuyển biến mạnh, khu vực dịch vụ tăng trưởng cao. Tất cả đã hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng GDP quý II đạt mức đột phá, đưa tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm đạt 5,73%.
Chính vì sự quyết liệt đó, cả nền kinh tế, toàn hệ thống chính trị đã “vào cuộc”. Đầu tuần này, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, như thông lệ, đã diễn ra Hội nghị Giao ban về tình hình sản xuất - kinh doanh 6 tháng đầu năm. Nhưng phải nói rằng, từ rất lâu rồi, mới có một cuộc họp giao ban với sự tham gia đẩy đủ và đông đảo của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước như vậy. Tất cả đều rất quyết tâm thực hiện nhiệm vụ mà Chính phủ giao phó, nhằm thúc đẩy tăng trưởng của từng ngành, qua đó thúc đẩy tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ mới được ban hành từ đầu tháng 6, thời gian chưa còn nhiều. Dù đã vào cuộc, dù đã nỗ lực, dù đã có những hiệu ứng tích cực, song kết quả có thể vẫn chưa được như kỳ vọng, nhất là trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn và để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% của cả năm, thì 6 tháng cuối năm, mức tăng trưởng phải đạt được là 7,4%. Chỉ thị của Thủ tướng cũng đã nêu rõ, năm nay, nông nghiệp phải tăng trưởng 3,05%; công nghiệp tăng trưởng 7,34%; xây dựng tăng trưởng 10,5%; dịch vụ tăng trưởng 7,19%...
Mệnh lệnh của Thủ tướng cũng chính là mệnh lệnh của nền kinh tế. Bởi nếu không đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay, sẽ ảnh hưởng tới việc đạt được mục tiêu tăng trưởng chung của cả giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, ảnh hưởng tới các cán cân vĩ mô, như nợ công, bội chi ngân sách…; thậm chí có thể khiến nền kinh tế Việt Nam bị tụt hậu. Bởi thế, hơn lúc nào hết, cần sự vào cuộc, sự quyết liệt của toàn nền kinh tế, toàn bộ máy chính trị.
Có lẽ cũng bởi thế mà đầu tuần sau (ngày 3/7), thay vì họp thường kỳ Chính phủ như thông lệ, Chính phủ đã quyết định họp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương. Đây sẽ là cơ hội quan trọng để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp tìm được tiếng nói chung, để cùng quyết liệt thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm đưa nền kinh tế về đích năm 2017.
Khi tất cả vào cuộc, mục tiêu tăng trưởng 6,7% dù là thách thức lớn, song không hề là nhiệm vụ bất khả thi.