当前位置:首页 > La liga

【ngoại hạng anh trực tiếp hôm nay】Phòng tư vấn tâm lý học đường: Lắng nghe, tôn trọng và bảo mật

Báo Cà Mau(CMO) Thầy Bùi Đức Thắng, phụ trách tư vấn tâm lý cho học sinh tại trường THPT Cà Mau, thông tin: “Đầu năm học mới, một học sinh đã bỏ học vì có hiểu lầm với thầy cô và áp lực gia đình. Qua tìm hiểu, giáo viên chủ nhiệm cùng với các thầy cô Phòng Tư vấn tâm lý chia sẻ, động viên, đến nay em đã đi học trở lại bình thường, mọi hiểu lầm được giải toả”.

Với phương châm hoạt động “Luôn lắng nghe, tôn trọng và bảo mật”, mong muốn giúp các em học sinh chia sẻ những lo lắng, trăn trở, khó khăn trong học tập, những vướng mắc trong các mối quan hệ…, hiện nay một số trường trong tỉnh đã thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường. Đây là cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình, góp phần hỗ trợ các em trong học tập và cuộc sống.

Áp lực học tập làm cho học sinh dễ căng thẳng.

Lứa tuổi học sinh ngày càng có nhiều mối quan hệ hơn từ gia đình, thầy cô, bạn bè… Ngoài ra, việc học tập cũng nhiều áp lực. Sự chia sẻ, quan tâm, động viên các em cả về tâm sinh lý là rất cần thiết. Trong khi đó, hiện nay phần lớn do công việc mà gia đình - nơi gần gũi, có vai trò quan trọng nhất với các em lại có phần mờ nhạt. Không ít học sinh được gia đình cưng chiều nên dễ bị tác động, tổn thương.

Thời gian qua, phòng tư vấn tâm lý học đường phần nào giúp học sinh có nơi bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư, tình cảm và giải toả những thắc mắc trong cuộc sống, học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò hoặc những vấn đề về tâm lý, giới tính, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm các em. Phòng tư vấn tâm lý học đường hoạt động độc lập với công tác giám thị, học sinh đến tư vấn tự nguyện. Ngoài tư vấn trực tiếp, những giờ sinh hoạt đầu tuần, các trường còn tổ chức sinh hoạt chuyên đề, kỹ năng sống cho học sinh.

Em Lâm Tấn Hậu, lớp 12C7, trường THPT Cà Mau, chia sẻ: “Do là năm học cuối cấp, tụi em phải nỗ lực rất nhiều để đạt kết quả tốt nhất nên rất dễ bị áp lực và căng thẳng. Những khó khăn, vướng mắc trong học tập, bạn bè rất ngại chia sẻ. Ngoài gia đình thì trường học là nơi gần gũi với học sinh nhiều nhất. Thông qua nhà trường, những vấn đề của học sinh cũng kịp thời được thông báo đến gia đình để có hướng khắc phục”.

“Thông qua giáo viên phụ trách, phòng tư vấn tâm lý học đường đã tư vấn tâm lý học sinh về pháp luật, lứa tuổi, nghề nghiệp, sức khoẻ, đạo đức, lối sống và một số vấn đề khác mà các em quan tâm. Chủ động ngăn ngừa hiệu quả và kịp thời những tác động tiêu cực gây bất ổn, ảnh hưởng đến học tập và đời sống, sinh hoạt hằng ngày của học sinh", em Nguyễn Thị Trúc Quỳnh, lớp 12C7, trường THPT Cà Mau, chia sẻ.

Từ năm học 2017-2018, Phòng Tư vấn tâm lý học đường trường THPT Cà Mau được thành lập. Đến nay, phòng đã tiếp nhận tư vấn 64 trường hợp. Những vấn đề của các em chủ yếu xoay quanh các mối quan hệ với thầy cô, về học tập và mâu thuẫn bạn bè.
Thầy Bùi Đức Thắng cho biết: “Phòng tư vấn đã hỗ trợ các em những phương pháp ứng phó với áp lực, sự việc xảy ra xung quanh cuộc sống, giải toả những thắc mắc tâm sinh lý, đặc biệt là các mối quan hệ thầy cô, bạn bè, hướng nghiệp và giáo dục kỹ năng sống cho các em. Bên cạnh đó, giáo viên đứng lớp ngoài công tác chuyên môn cũng tìm hiểu thêm về tâm lý, giới tính để hỗ trợ học sinh, đảm bảo cho các em một môi trường phát triển tốt nhất”.

Vấn đề còn hạn chế trong hoạt động tư vấn học đường chính là các em học sinh vẫn còn e dè, ngại chia sẻ nên những vướng mắc ngày càng khó khăn hơn. Hiện ở một số trường có hộp thư góp ý để ngoài việc được tư vấn trực tiếp, các em có thể gửi thư để chia sẻ khó khăn, vướng mắc của mình. Ngoài nỗ lực của nhà trường, các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn quan tâm đến con mình, hình thành thêm điểm tựa tâm lý vững chắc, giúp các em vượt qua những tác động, khó khăn trong học tập và cuộc sống./.

Kim Chi

分享到: