【xembong da truc tiep】Mô hình trạm y tế điểm phát huy hiệu quả
作者:Nhà cái uy tín 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 19:56:11 评论数:
Hà Nội: Chuẩn bị phòng cách ly người bệnh nghi nhiễm corona ngay tại trạm y tế | |
Nhân rộng mô hình điểm tại trạm y tế xã | |
Trạm Y tế xã giảm bệnh nhân vì thông tuyến |
Điểm sáng
Theôhìnhtrạmytếđiểmpháthuyhiệuquảxembong da truc tiepo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, năm 2019 toàn thành phố đã triển khai 279 trạm y tế điểm, đạt 47,7%. Tính đến hết 8 tháng đầu năm 2020 đã triển khai 177 trạm y tế điểm.
Khó khăn về nguồn nhân lực là nỗi lo lớn với các trạm y tế xã. |
Tích luỹ năm 2019 và 8 tháng đầu năm 2020 toàn thành phố đã triển khai được 456 trạm y tế điểm, đạt 95,19%. Các trạm y tế này được đầu tư toàn diện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và đào tạo nhân lực. Nhờ đó, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến y tế cơ sở, chú trọng ngay từ công tác phòng bệnh.
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, về cơ sở hạ tầng, các trạm y tế điểm đã được đầu tư nâng cấp cải tạo, sửa chữa, đảm bảo đủ các phòng chức năng theo đúng quy định để thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn.
Bên cạnh đó, các trạm y tế đã được sắp xếp lại các phòng chức năng, theo đó các phòng được bố trí phù hợp theo công năng sử dụng. Về công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế điểm, theo thống kê của Sở Y tế, tổng số lượt khám chữa bệnh từ 1/1/2020 đến 30/8/2020 là 904.053 lượt người, số lượt khám trung bình tại 1 trạm y tế điểm trên địa bàn thành phố là 248 lượt người/tháng
Đơn cử, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại tuyến y tế cơ sở, tính đến tháng 4/2020, huyện Đan Phượng đã triển khai 100% trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.
Là một trong những trạm y tế điểm tại Đan Phương, Trạm Y tế xã Tân Hội đã góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân tin tưởng đến khám chữa bệnh.
Bác sỹ Trần Thị Mai Hương, Trạm trưởng Trạm y tế xã Tân Hội chia sẻ, toàn xã có trên 5.000 người tham gia đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại trạm, trung bình mỗi ngày có khoảng 50- 60 bệnh nhân đến thăm khám và điều trị, tăng gấp hai so với trước khi triển khai thí điểm mô hình này.
Cũng theo bác sỹ Hương, Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã phân công 3 bệnh viện gồm Bệnh viện E, Bệnh viện Châm cứu Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cùng bác sỹ của Trung tâm y tế huyện về công tác luân phiên định kỳ tại trạm y tế xã.
Hiện tại, Sở Y tế Hà Nội đã phê duyệt gần 1.100 danh mục kỹ thuật, trong đó có hơn 400 danh mục vượt tuyến cho trạm y tế. Danh mục thuốc đã và đang sử dụng có 140 loại thuốc, trong đó có 7 loại thuốc tăng huyết áp và 4 loại thuốc đái tháo đường.
Một trạm y tế điểm khác cũng đang phát huy hiệu quả tốt là Trạm Y tế xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn. Theo bác sỹ Trần Trọng Thắng, Trạm trưởng, năm 2019, mô hình nguyên lý y học gia đình được quan tâm hơn từ các cấp nên khi triển khai người dân được hưởng lợi rất nhiều. Có những ngày trên 100 bệnh nhân, trung bình là từ 60 đến 70 bệnh nhân/ngày đến khám chữa bệnh.
“Song song với đó, việc người dân được quản lý và điều trị những bệnh phù hợp với trạm y tế sẽ giúp người dân chuyển tuyến giảm đi đáng kể. Tỷ lệ chuyển tuyến hiện nay chỉ từ 5 - 9%”, bác sỹ Thắng nêu.
Khó khăn về nhân lực
Từ thực tiễn triển khai thời gian qua cho thấy, trạm y tế điểm là mô hình tốt, phù hợp cho nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của người dân tại cơ sở. Tuy nhiên, công tác triển khai mô hình trạm y tế điểm trên địa bàn Hà Nội còn nhiều khó khăn.
Trong đó, các chuyên gia y tế đánh giá là chưa có sự liên thông giữa các phần mềm quản lý sức khỏe toàn dân và phần mềm khám chữa bệnh, phần mềm tiêm chủng nên cán bộ y tế mất nhiều thời gian trong công tác nhập dữ liệu vào phần mềm. Nhiều trạm y tế chưa có kinh phí để thực hiện bố trí không gian và các phòng chức năng cho trạm y tế điểm theo quy định của Bộ Y tế.
Đặc biệt, tình trạng cán bộ tuyến trên xuống trạm y tế khám chữa bệnh không được thanh toán công khám, kỹ thuật và thuốc theo bệnh viện tuyến trên mà vẫn áp theo định mức của trạm y tế.
Chia sẻ về thực tế này, bác sỹ Trần Thị Mai Hương cho biết, khó khăn lớn mà các trạm y tế đang trải qua là thiếu nhân lực, không thể thực hiện các danh mục kỹ thuật. Trong khi đó, các trạm y tế xã chưa thu hút được các bác sỹ tự nguyện về công tác. Ngoài ra, việc khám, tư vấn phát hiện sớm bệnh cho những người có yếu tố nguy cơ chưa được thực hiện rộng rãi vì chưa được BHYT chi trả, công tác thanh toán BHYT vẫn còn khó khăn, các danh mục kỹ thuật chỉ được hưởng 70%.
Bác sỹ Hoàng Lưu Sa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn cho rằng, trạm y tế có rất nhiều chương trình, hoạt động nhưng lại không có nhân lực để thực hiện. Bên cạnh đó, các bác sỹ của bệnh viện tuyến trên cũng không thể về hỗ trợ các trạm y tế hàng ngày.
Bởi vậy, để trạm y tế xã trở thành "cánh tay nối dài" của bệnh viện tuyến quận/huyện trong khám chữa bệnh ban đầu, các chuyên gia y tế cho rằng, Nhà nước cần quan tâm hơn đến chế độ đãi ngộ nhân lực trạm y tế, đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất để người dân yên tâm khám chữa bệnh. Đồng thời gia tăng nguồn nhân lực cho các cơ sở, đặc biệt cần ưu tiên chế độ đưa bác sỹ tuyến trên về tuyến cơ sở.
Về phía cơ quan quản lý theo ông Nguyễn Khắc Hiền, các trung tâm y tế rà soát tham mưu UBND quận, huyện, thị xã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các trạm y tế điểm đảm bảo theo quy định để thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn. Các trung tâm bố trí đủ số lượng và cơ cấu cán bộ cho trạm y tế theo quy định, ưu tiên bác sỹ về công tác tại các trạm y tế.
Ở một khía cạnh khác, theo bác sỹ Lưu Hoàng Sa, các trạm y tế cần làm tốt hơn nữa công tác truyền thông bởi nhiều người hiện nay vẫn chưa hiểu hết và những danh mục khám chữa bệnh đã làm tại các trạm y tế. Đặc biệt, cần tuyên truyền về hiệu quả mô hình khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình mà các trạm y tế đang tiến hành để người dân có niềm tin.