【ket qua cup c2 hom nay】Chủ động đắp đập giữ nước
(CMO) Những ngày qua, các địa phương trong huyện U Minh khẩn trương đắp đập giữ nước phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô, cũng như bảo vệ sản xuất của người dân.
Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện U Minh, cho biết, để triển khai thực hiện có hiệu quả công văn của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chủ động công tác PCCCR mùa khô năm 2022-2023, đơn vị đã tham mưu UBND huyện, chủ động phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Trạm Thuỷ lợi, UBND các xã tổ chức kiểm tra các cống, đập có khả năng bị rò rỉ, rạn nứt, sụp lún, đề xuất UBND huyện có biện pháp khắc phục, không để xảy ra tình trạng vỡ cống, đập. Chỉ đạo các xã khẩn trương hoàn thành việc khép kín và khắc phục các cống, đập bị phá dỡ nhằm ngăn mặn, giữ ngọt, phục vụ sản xuất và PCCCR; đẩy mạnh tuyên truyền tác hại của việc tự phát đưa nước mặn vào đất lâm nghiệp để nuôi tôm; vận động Nhân dân thực hiện đúng quy hoạch sản xuất, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ khẩn trương đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt, giữ nước phục vụ công tác PCCCR mùa khô 2022-2023. |
Phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra các cống, đập; chủ động điều tiết nước, đóng, mở cống phù hợp với điều kiện phục vụ công tác PCCCR, đảm bảo sản xuất cho người dân. Ðồng thời, phối hợp với các ngành thành lập tổ kiểm tra thực tế việc đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt tại địa bàn các xã: Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm; về quy mô, khối lượng thực hiện và khả năng đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và trữ nước phục vụ công tác PCCCR mùa khô năm 2022-2023.
Là địa bàn rộng, có diện tích rừng lớn, năm nay xã Nguyễn Phích phải tổ chức gia cố 15 đập lớn nhỏ và cống Khai Hoang, cống Ông Hầu. “Ðến thời điểm này, địa phương đã gia cố được 3 đập, còn lại 12 đập đang khảo sát và dự kiến gia cố hoàn thành trong tháng 12 này. Ðối với các rãnh thoát nước nhỏ trong khu vực dân cư, huy động Nhân dân tự đắp, gia cố nhằm đảm bảo không cho nước rò rỉ ra ngoài và ngăn chặn nước mặn xâm nhập vào trong, dự kiến hoàn thành trước ngày 15/12. Tuy nhiên, không để gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đơn vị có thể tiến hành đắp đập sớm hoặc muộn hơn cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương”, ông Võ Văn Liêu, Chủ tịch UBND xã, thông tin.
“Ðể chủ động nguồn nước phục vụ công tác PCCCR mùa khô 2022-2023, qua khảo sát thực tế, năm nay đơn vị phải tiến hành đắp 8 đập lớn, nhỏ với khối lượng đào đắp khoảng 600 m3đất. Ðến nay đã đắp hoàn thành 5 đập với 390 m3đất, còn lại 3 đập tiếp tục phối hợp với xã Nguyễn Phích đắp hoàn thành trong tháng 12. Ngoài ra, đơn vị đã hạ 10 bửng cống, khép kín toàn bộ các tuyến kênh trên lâm phần rừng tràm do đơn vị quản lý”, ông Trần Ngọc Thảo, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho biết.
Bà Trần Hồng Ửng cho biết thêm, thời gian tới, Phòng NN&PTNT tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng các tổ chức, cá nhân tự phát đưa nước mặn vào đất lâm nghiệp để nuôi tôm; xử lý nghiêm những đối tượng cầm đầu, lôi kéo người dân tham gia; tuyệt đối không để tình hình diễn biến phức tạp tạo thành điểm nóng trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn tình trạng phá rừng, phá đập và đưa nước mặn vào đất rừng để nuôi tôm. Lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, xử lý dứt điểm các hộ vi phạm, đề xuất với các ngành chức năng xử lý những trường hợp vượt thẩm quyền.
Với sự quyết tâm, chủ động của các ngành, các địa phương, tin rằng công tác ngăn mặn giữ ngọt và công tác PCCCR mùa khô 2022-2023 của huyện U Minh sẽ đạt hiệu quả./.
Trọng Nguyễn