Từ 1/7 tăng 7,ĐảmbảokếtcấuvàtínhthốngnhấtcủaLuậthiệnhàsố liệu thống kê về man utd gặp brighton19% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội | |
Sửa một số Luật để tương thích với cam kết trong Hiệp định CPTPP | |
Vì sao việc khởi kiện doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội vẫn còn khó khăn? |
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh giải trình tại phiên họp. |
Qua thảo luận các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành của dự thảo Luật, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị Chính phủ rà soát, sửa đổi toàn diện Luật Kinh doanh bảo hiểm, làm rõ khái niệm “hoạt động kinh doanh bảo hiểm”, cân nhắc về tên chương, mục để đảm bảo kết cấu và tính thống nhất của Luật hiện hành.
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) cho rằng các quy định liên quan về giải thích từ ngữ, điều kiện cung cấp dịch vụ đều được quy định chung cho nhóm các hoạt động này và độc lập với các dịch vụ hiện có được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành như kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm… Đại biểu cho rằng cách quy định như vậy là không thống nhất với bản chất dịch vụ có liên quan đến bảo hiểm cũng như thông lệ quốc tế.
Cho ý kiến về điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) cho biết dự thảo Luật đã không quy định về điều kiện đăng ký cấp giấy thành lập và hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mà chỉ đưa ra điều kiện để cơ quan nhà nước thực hiện hậu kiểm. Đại biểu cho rằng nội dung của dự thảo Luật thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong tư duy quản lý chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm của Chính phủ.
Để các nội dung quy định về hậu kiểm có tính khả thi, cân bằng giữa mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, đại biểu đề nghị có cơ chế chính sách để thị trường bảo hiểm phát triển toàn diện, an toàn, bền vững, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo an sinh xã hội; thúc đẩy phát triển dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Giải trình vào cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến phạm vi và đối tượng điều chỉnh của hai bộ luật rất quan trọng trong hoạt động kinh tế- xã hội và có tính chuyên môn sâu.
Riêng về nội dung liên quan đến việc yêu cầu rà roát, đánh giá lại các quy định trong dự thảo luật cũng như các quy định liên quan đến các cam kết hội nhập mà nước ta tham gia, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, Ban soạn thảo đã nghiên cứu kỹ lưỡng và rà soát cẩn trọng các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực này, đặc biệt là một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà chúng ta đã tham gia, trong đó có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và tới đây là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Bộ trưởng nhấn mạnh, ngay sau phiên họp, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát cẩn trọng các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, tiếp tục hoàn chỉrh dự thảo luật để đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả của dự thảo Luật khi áp dụng trong thực tiễn.