Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế,ângcaochấtlượnghoạtđộngtíndụngchínhsáti le bd 5 có sự tham gia của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế “Phủ sóng” tín dụng chính sách đến 100% xã, phường, thị trấn Theo báo cáo của NHCSXH Việt Nam, vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Trong đó, tập trung ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo, vùng bãi ngang ven biển. Trong 20 năm qua, mặc dù có những thời điểm còn khó khăn, nhưng với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, NHCSXH đã tập trung huy động được nguồn lực lớn để cho vay, đảm bảo hoàn thành 100% chỉ tiêu, kế hoạch tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao. Tạo điều kiện giúp trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay gần 830.087 tỷ đồng. Từ 8.631 tỷ đồng dư nợ nhận bàn giao của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Kho bạc Nhà nước Việt Nam, đến 30/11/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 279.732 tỷ đồng, tăng 271.101 tỷ đồng (gấp 32 lần). Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt 21,1%. Hiện nay, cả nước có gần 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ. Trong tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội, dư nợ cho vay các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 99.810 tỷ đồng, chiếm 35,7%, với gần 2,2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ cho vay tại huyện nghèo là 30.494 tỷ đồng, chiếm 10,9%, với gần 590 nghìn khách hàng còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là đồng bào dân tộc thiểu số là 69.175 tỷ đồng, chiếm 24,7% với trên 1,4 triệu khách hàng còn dư nợ. Tại Thừa Thiên Huế, trải qua 20 năm thực hiện Nghị định số 78/NĐ-CP, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn đã đạt được những kết quả quan trọng. Đến nay, trên địa bàn đã thực hiện 22 chương trình với tổng dư nợ là 3.622 tỷ đồng, tăng 3.386 tỷ đồng, tăng 15,34 lần so với khi mới thành lập. Doanh số cho vay trong 20 năm là 13.621 tỷ đồng, với trên 717.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được thụ hưởng. Tín dụng chính sách xã hội góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2005-2010 từ 21,17% xuống còn 4,93% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025; góp phần giúp 64/94 xã được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, 2 huyện hoàn thành và đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Huy động tổng lực đồng hành cùng tín dụng chính sách Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã có những trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng chính sách. Ngoài ra, trên cơ sở chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng chính sách, NHCSXH đặt ra mục tiêu duy trì và tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù của NHCSXH. Trong đó, tăng trưởng tín dụng bình quân hằng năm khoảng 10%; cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững; tăng dần tỷ trọng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh. Hằng năm, ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác chiếm khoảng 15 - 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của NHCSXH. Thực hiện tốt chính sách tín dụng được Chính phủ giao và các chương trình tín dụng do địa phương và các đơn vị ủy thác vốn cho vay. Đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được vay vốn và tiếp cận các dịch vụ do NHCSXH cung cấp; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%/tổng dư nợ... Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết nhu cầu nước sạch cho đồng bào Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao những nỗ lực của NHCSXH và những kết quả đạt được qua 20 năm triển khai chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời yêu cầu, các bộ, ban, ngành địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Duy trì và thực hiện hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Riêng với NHCSXH, Phó Thủ tướng đề nghị NHCSXH tiếp tục nâng cao năng lực quản trị, thực hiện hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù; tập trung huy động các nguồn lực tài chính theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và Nhân dân cùng làm”, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cho vay vốn người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng. Tập trung ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo. Mở rộng đối tượng được vay đến các dự án sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn, sản phẩm được tạo ra theo chuỗi giá trị, phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng miền, tạo động lực thúc đẩy người dân sản xuất hàng hóa có giá trị cao, góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập. Thường xuyên quan tâm, kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn. Bài, ảnh:Hoàng Loan |